Tố tụng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận có sự tham gia của bên thứ ba – trọng tài viên và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định.
Mục lục
1. Tố tụng trọng tài có những đặc điểm gì?
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 thì tố tụng trọng tài có những đặc điểm sau:
- Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bêntranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết.
- Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba giúp các bên giải quyết những bất đồng. Tuy nhiên, quyết định của trọng tài viên/hội đồng trọng tài vẫn có tính chất ràng buộc pháp lý như một bản án của Tòa án.(Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm diễn ra như thế nào? )
- Trọng tài là một phương thức giải quyết phi chính phủ nên không mang tính quyền lực Nhà nước như Tòa án, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật cụ thể.
- Trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực Nhà nước trong quá trình tố tụngnhư sự hỗ trợ của Tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…
2. Những hình thức tổ chức trọng tài tiêu biểu
Hiện nay, có hai hình thức tố trọng trọng tài được sử dụng để giải quyết tranh chấp thương mại, đó là:
2.1 Trọng tài vụ việc
Trọng tài vụ việc có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết tranh chấp và tự giải thể khi tranh chấp đó được giải quyết (tham khảo khoản 7 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010)
Xem thêm: Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án nhân dân
Trọng tài vụ việc có đặc điểm cụ thể như sau:
- Được thành lập khi có phát sinh tranh chấp và sẽ tự chấm dứt hoạt động khi đã giải quyết xong tranh chấp.
- Không có cơ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên
- Quy tắc tố tụngcủa trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
2.2 Trọng tài quy chế
Trọng tài quy chế được biết tới là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng tổ chức có trụ sở cố định, có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ (tham khảo khoản 6 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010).(Xem thêm: Thủ tục hoàn thành tố tụng hành chính trong thời gian ngắn nhất )
Trọng tài quy chế có đặc điểm cụ thể như sau:
- Trung tâm trọng tài là tổ chức không thuộc tổ chức của nhà nước.
- Cơ cấu tổ chức gồm có ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên.
- Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về những lĩnh vực hoạt động và có quy tắc thực hiện tố tụng riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng cũng như thu hẹp lĩnh vực thực hiện hoạt động, nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn