NHẬN DIỆN CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

Hoạt động thương mại ngày càng diễn ra phổ biến đặc biệt là thời đại hội nhập quốc tế nhu hiện nay, việc thực hiện các hoạt động giao thương giữa các quốc gia với nhau càng phổ biến, quy định pháp luật mỗi quốc gia lại có những nội dung khác nhau vì vậy, đi cùng với các hoạt động giao thương, buôn bán giữa các tổ chức, cá nhân thì những tranh chấp đi cùng với hoạt động này cũng từ đó mà trở nên vô cùng đa dạng. Để người trong cuộc lường trước được những khó khăn và bất cập khi giao kết những hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài, Luật Winlegal xin được gửi đến những tranh chấp thường xảy ra với thương nhân hiện nay.

KHÁI NIỆM TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Luật thương mại 2005 không định nghĩa về tranh chấp thương mại tuy nhiên, căn cứ vào các quy định trước đây và tranh chấp trong giao dịch mua bán hiện nay giữa các thương nhân, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

  1. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn từ việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ mối quan hệ cụ thể:

– Tranh chấp từ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn kĩ thuật; vận chuyên hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.

-Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

     2. Tranh chấp, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại:

– Tranh chấp phát sinh do bên mua, bên bán vi phạm: Bên mua không nhận hàng theo thoả thuận và không thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng, Bên bán không giao hàng hoặc giao hàng chậm nhưng không thông báo cho bên mua,  Bên mua nhận hàng chậm, không trả tiền khi nhận hàng, vi phạm nghĩa vụ thanh toán hàng trong một khoảng thời gian hợp lý khiến bên còn lại bị thiệt hại,…

– Tranh chấp phát sinh liên quan đến vận chuyển hàng hóa: Người chuyên chở khiếu nại một trong hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa về vấn đề chậm thực hiện trả tiền, giao hàng thiếu vận đơn, không cung cấp phương tiên kịp thời,….

– Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng

– Tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng

– Tranh chấp về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng

– Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận tải quốc tế: Tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, tranh chấp liên quan đến vận đơn đường biển,…

     3. Tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa Thương nhân với nhau

Đối với các hoạt động thương mại trong nước, các phát sinh tranh chấp thường xảy ra giữa các thương nhân là cá nhân, pháp nhân với nhau, tuy nhiên trong các hoạt động thương mại quốc tế, việc xảy ra tranh chấp thương nhân thường xảy ra giữa hai pháp nhân ở hai quốc gia khác nhau trong quan hệ thương mại nhằm mục đích sinh lời.

CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Có 4 hình thức giải quyết tranh chấp

Thương lượng giữa các bên: là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Phương pháp này cũng không có sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

Hòa giải: là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Hình thức này phải có đủ 3 điều kiện :

+ Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

+ Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

+ Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.

+ Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

+ Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

+ Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án: Đây là hình thức giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn chủ yếu hiện nay, nhất là những tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức với tổ chức trong nước. Được giải quyết bằng một phán quyết của cơ quan Tòa án – Đại diện cho quyền lực Nhà nước thực hiện.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tranh chấp thương mại quốc tế mà Công ty Luật Winlegal gửi đến quý độc giả, mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ về pháp lý xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách!

CHUYÊN VIÊN : HUYỀN VŨ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *