Những tranh chấp bắt buộc phải tiến hành hòa giải

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ về những tranh chấp bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

I. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2015
  • Luật đất đai 2013
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

II. Hòa giải là gì?

Hòa giải có thể hiểu là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng, trong đó các bên tranh chấp tự nguyện tham gia với sự hỗ trợ của bên thứ ba để tìm kiếm giải pháp chung mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận.

III. Những tranh chấp bắt buộc phải tiến hành hòa giải

1.Tranh chấp trong lao động

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Những tranh chấp buộc phải hòa giải trong tranh chấp lao động gồm:

(1) Tranh chấp lao động cá nhân

Theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

(2) Tranh chấp lao động tập thể về quyền

Theo khoản 2 Điều 191 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

(3) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Theo khoản 2 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 quy định tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

2 Hòa giải trong tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo quy định nếu các bên không thể tự tiến hành hòa giải thì trước khi gửi đơn ra tòa để giải quyết thì các bên phải hòa giải tại 

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202  Luật Đất đai 2013. Lúc này mới có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Lưu ý: Sẽ chỉ cần tiến hành hòa giải bắt buộc đối với những tranh chấp đất đai về việc ai là người có quyền sử dụng đất. Còn đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

3 Hòa giải trong thủ tục ly hôn

Theo Điều 52 và 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hòa giải trong thủ tục ly hôn được quy định như sau:

– Hòa giải tại cơ sở:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

– Hòa giải tại Tòa án:

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, có thể thấy hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc phải tiến hành trước khi giải quyết thủ tục ly hôn, trừ những trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Phải tiến hành hòa giải trước khi ly hôn là một quy định hợp lý. Bởi gia đình có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Do đó việc Ly hôn sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn nên việc hòa giải là để các bên có một khoảng thời gian để xem xét và hiểu rõ nhau hơn, giải quyết mâu thuẫn. Điều này giúp hạn chế việc các bên muốn ly hôn.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về những trường hợp phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 16/03/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *