Ưu, nhược điểm của nhượng quyền thương mại

Hiện nay hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại đang rất phổ biến. Vậy hình thức này có ưu và nhược điểm gì?

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ làm rõ ưu và nhược điểm của hình thức nhượng quyền thương mại.

1.Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005

2.Nhượng quyền thương mại là gì

Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì 

– Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

+ Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

3.Các loại hình nhượng quyền

– Nhượng quyền toàn diện. Nhượng quyền toàn diện hay còn được gọi là nhượng quyền trọn gói. Bên mua nhượng quyền dựa vào nguồn tài chính cũng như tiềm năng của thương hiệu mà sẽ ký hợp đồng dài hạn trong khoảng 3 – 10 năm.

Hợp đồng được ký kết, bên bán bản quyền sẽ cung cấp đến đối tượng mua những yếu tố tiên quyết quyết định thành công của thương hiệu bao gồm:

+ Hệ thống bao gồm: Chiến lược, quy trình vận hành doanh nghiệp, tư vấn hỗ trợ khai trương và các chương trình khuyến mãi đặc biệt…

+ Hệ thống thương hiệu.

+ Bí quyết giúp cho công việc kinh doanh được thành công.

+ Dịch vụ/sản phẩm kinh doanh.

– Nhượng quyền không toàn diện: Nhượng quyền không toàn diện là bên nhận nhượng quyền chỉ muốn một phần, một dịch vụ nào đó trong mô hình kinh doanh của đối tượng cần bán nhượng quyền. Các sản phẩm, dịch vụ có thể kể đến như: nhượng quyền công thức gia truyền, nhượng quyền sản phẩm – dịch vụ đặc biệt, cung cấp – cho phép sử dụng những hình ảnh cá nhân.

– Nhượng quyền có tham gia quản lý: Đây là hình thức mà ngoài việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh, bên nhượng quyền còn sẽ cung cấp đến bên mua nhượng quyền người quản lý và hệ thống điều hành giúp cho cửa hàng hoạt động hoàn hảo.

– Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: Đây là loại hình nhượng quyền khá phổ biến hiện nay. Trong đó, bên bán nhượng quyền ngoài việc nhượng quyền thương hiệu còn đầu tư một khoản nhỏ cho bên mua lại thương hiệu bên họ.

4.Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại

4.1 Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu

– Tăng độ phủ sóng thương hiệu: Việc cho phép nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp cho tên tuổi, độ phủ sóng của bên bán nhượng quyền được mở rộng và tiếp cận với các tệp khách hàng khác.

– Có nguồn vốn khởi đầu tốt: Khi bên nhượng quyền có lượng khách hàng ổn định, độ phủ sóng rộng khắp nhưng lại bị hạn hẹp nguồn vốn. Lúc này, việc nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp cho bên bán có được một khoản tiền đều đặn. Từ đó có thể tập trung, đầu tư và tiếp tục phát triển thương hiệu.

– Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp: Khi trở thành một thương hiệu uy tín, có chi nhánh thì yêu cầu đội ngũ nhân viên làm việc phải có trách nhiệm cùng nghiệp vụ cao. Từ đó giữ lại những nhân viên xuất sắc nhất và đào thải những nhân viên chưa phù hợp.

– Tạo hệ thống thương hiệu: Việc cho phép nhượng quyền sẽ giúp thương hiệu, tên tuổi của doanh nghiệp trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn. Từ đó có thể tạo được một uy tín lớn cùng sự tin tưởng vững chắc trong lòng khách hàng.

– Tạo doanh thu đều đặn: Cho phép nhượng quyền đồng nghĩa với việc bên bán nhượng quyền sẽ nhận thêm được một khoản doanh thu đều đặn từ các chi nhánh nhỏ.

4.2 Nhược điểm của nhượng quyền thương mại

– Không sở hữu hoàn toàn về thương hiệu: Một chi nhánh nhượng quyền thì sẽ không hoàn toàn sở hữu thương hiệu ấy. Bên mua nhượng quyền còn phải bị chi phối khá nhiều từ thương hiệu chính.

– Rủi ro hiệu ứng chuỗi: Chỉ cần một trong số rất nhiều chi nhánh của thương hiệu có vấn đề, đồng nghĩa các chi nhánh khác cũng sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

– Cạnh tranh: Các cửa hàng nhượng quyền cùng thương hiệu cũng có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau.

– Thiếu sự đột phá về sáng tạo: Từ thiết kế cửa hàng, quảng cáo, nguyên liệu, công thức… bên nhận nhượng quyền sẽ phải làm theo quy định của bên nhượng quyền mà không được sáng tạo thêm cái mới.

Trên đây là những giải đáp về ưu và nhược điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *