QUY ĐỊNH CỦA CISG 1980 VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Công ước Viên 1980 (CISG 1980) là công ước của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong đó Việt Nam là thành viên đã đưa ra chế tài bồi thường thiệt hại. Vậy chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG như thế nào? Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ LÀ GÌ?

  • Điều 1 CISG quy định: “Công ước áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau khi các quốc gia đó là thành viên của Công ước, hoặc luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước theo các quy tắc tư pháp quốc tế”.
  • Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Các hình thức này được xác định dựa vào yếu tố dấu hiệu lãnh thổ hay địa điểm hoạt động thương mại của các chủ thể. 

2. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG LÀ GÌ?

  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng nhằm bảo đảm cho trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và được thực hiện bằng cách bù đắp những tổn thất, là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

3. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CISG 1980

– Thứ nhất, về phạm vi thiệt hại được đền bù.

  • Điều 74 CISG quy định: “Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên bao gồm giá trị tổn thất, kể cả khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra”
  • CISG 1980 xác định có 02 loại thiệt hại được bồi thường gồm: (i), tổn thất; (ii), khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. 
  • Tuy nhiên, CISG không hề đề cập đến việc phân loại tổn thất nên việc phân loại tổn thất này có thể dựa trên thực tiễn áp dụng CISG.

– Thứ hai, về tính dự đoán trước của thiệt hại.

  • Theo CISG, các thiệt hại được bồi thường không thể cao hơn những tổn thất và khoản lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm có khả năng đã dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết. 
  • Công ước không quy định rõ ràng về tính chất trực tiếp hay gián tiếp của thiệt hại được bồi thường nhưng các khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý. Tính hợp lý ở đây được đánh giá một cách khách quan và dựa trên thực tiễn các yếu tố tranh chấp, thị trường. 

– Thứ ba, về giá trị tính toán của các khoản bồi thường thiệt hại.

  • Điều 75 CISG 1980 đã đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi phạm đã ký một hợp đồng thay thế. Lúc này, bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế. 
  • Điều 76 CISG 1980 đã đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại đã không ký hợp đồng thay thế.

– Thứ tư, về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại.

  • Mặc dù CISG 1980 không quy định về việc chứng minh thiệt hại và tiêu chuẩn của bằng chứng. Nhưng thực tiễn khi giải quyết tranh cấp, các quyết định đều phải thống nhất rằng bên nào đòi tiền bồi thường thì có nghĩa vụ chứng minh. Nếu không chứng minh được một cách hợp lý thì bên bị vi phạm có thể sẽ không đòi được bồi thường. 

– Thứ năm, về điều khoản tiền lãi.

  • CISG 1980 có quy định về việc tính lãi trên khoản tiền chưa trả và không xác định cụ thể cách tính lãi suất nợ. Ðiều 78 quy định: “Nếu một bên chậm thanh toán tiền mua hàng hoặc bất kỳ khoản tiền nợ nào khác, bên kia có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên khoản tiền chậm trả đó mà không ảnh hưởng đến yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 74”.

 

Trên đây là những thông tin chi tiết về chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 1980, WINLEGAL vừa chia sẻ với các bạn. Qúy khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *