Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án nhân dân

Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án nhân dân

Điều đầu tiên cần hiểu đó là khái niệm riêng giữa tố tụng trọng tài và tòa án là như thế nào?

Tố tụng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận có sự tham gia của bên thứ ba – trọng tài viên và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định.

Toà án là cơ quan xét xử, thuộc hệ thống ngành tư pháp của nước ta. Hệ thống toà án có vai trò giữ vững công lý, công bằng trong các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, tất cả cả vấn đề xung đột trong cuộc sống, các vấn đề trong tranh chấp trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án giải quyết tất cả các lĩnh vực bao gồm hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại đều thuộc thẩm quyền giải quyết của toà.

Khác nhau về thẩm quyền, thủ tục, hiệu lực, thời gian, tính ràng buộc pháp lý giữa tố tụng trọng tài và tòa án

Thẩm quyền hỗ trợ tố tụng trọng tài và tòa án

Trọng tài thương mại

Tòa án

Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài:

– Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

– Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu hết các tranh chấp nói chung tuy nhiên pháp luật quy định khi các bên có thỏa thuận trọng tài thì tòa án không có thẩm quyền giải quyết, phải từ chối thụ lý vụ việc để trọng tài giải quyết theo thỏa thuận của các bên.

Thủ tục hành chính giữa tố tụng trọng tài và tòa án

Trọng tài thương mại

Tòa án

Trong trường hợp các bên đã có một thỏa thuận trọng tài bao gồm việc chọn trọng tài và quy định về thủ tục tiến hành trọng tài thì sẽ tiến hành theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thủ tục thường như sau:

– Thủ tục bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn gửi đến Trung tâm trọng tài:

– Chọn và chỉ định Trọng tài viên

– Công tác điều tra trước khi xét xử

– Chọn ngày xét xử

– Kết thúc xét xử

Lưu ý rằng tùy tổ chức trọng tài thì thủ tục này có thể thay đổi.

Xem thêm: Tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại cho nhân dân

Thủ tục khi giải quyết tranh chấp tại tòa.

– Khởi kiện

– Hòa giải

– Xét xử sơ thẩm

– Xét xử phúc thẩm

– Thi hành án

Chế độ xét xử của tòa án là chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) bên cạnh đó còn các chế độ giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Vì vậy để một phán quyết của Tóa án có thể thi hành thường mất rất nhiều thời gian.

 

Hiệu lực giải quyết

Trọng tài thương mại

Tòa án

Phán quyết trọng tài là chung thẩm, tức là phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy theo quy định của pháp luật. Phán quyết của Tòa án thường có thể qua thủ tục kháng nghị, kháng cáo nên có thể thay đổi.

Bảo đảm thực thi pháp luật

Trọng tài thương mại

Tòa án

Phán quyết trọng tài khác với phán quyết tòa án, nó không có một thể chế bảo đảm thực hiện. Việc thực hiện quyết định của trọng tài là sự lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, bên cạnh các thiết chế cứng, phán quyết trọng tài cũng có các ràng buộc “mềm”, nghĩa là việc trốn tránh thực hiện phán quyết trọng tài có thể làm ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, phán quyết trọng tài cũng có thể được yêu cầu tòa án công nhận và thực thi.

Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm diễn ra như thế nào?

Phát quyết của Tòa án, một cơ quan quyền lực nhà nước được bảo đảm thi hành bởi các cơ quan thi hành án.

Thời gian, địa điểm giải quyết

Trọng tài thương mại

Tòa án

– Thời gian nhanh chóng

– Địa điểm do các bên lựa chọn, nếu không có thỏa thuận thì do Trọng tài viên lựa chọn, sao cho thuận lợi cho cả hai bên.

– Tố tụng tòa án phải trải qua nhiều bước nên thường mất thời gian hơn.

– Địa điểm: tại tòa án, xét xử công khai

 

Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án nhân dân

Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án nhân dân

Công khai hay giữ kín thông tin?

Việc xét xử của tòa án không chỉ có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự mà còn có ý nghĩa giáo dục việc tuân theo pháp luật. Do vậy, hầu hết các phiên tòa đều được tiến hành công khai, các bản án thường được công bố rộng rãi trước công chúng. Điều này dẫn đến khó khăn khi bảo vệ các thông tin bí mật kinh doanh. Trong khi tố tụng trọng tài thì mọi tình tiết và kết quả không được công bố. Xuất phát từ nhu cầu phải bảo vệ bí mật nghề nghiệp kinh doanh mà pháp luật không buộc các phiên họp xét xử trọng tài phải công khai. Quyết định của trọng tài cũng sẽ được giữ bí mật, không công khai nếu các bên không có yêu cầu. Nguyên tắc này hoàn toàn khác với nguyên tắc xét xử công khai của tòa án.

Tố tụng trọng tài là một thủ tục hết sức mềm dẻo và linh hoạt. Các thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo thời cơ kinh doanh của các bên tranh chấp.

Ví dụ, các bên tranh chấp có thể chọn tổ chức trọng tài, trọng tài viên mà mình tin tưởng để giải quyết vụ kiện, chọn địa điểm để tiến hành trọng tài, thậm chí các bên có thể thỏa thuận với nhau lập ra quy tắc tố tụng áp dụng cho vụ kiện.

Trong khi tòa án bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng nghiêm ngặt, phải tuân thủ các yêu cầu nhiều khi mang tính nghi thức, luật áp dụng được coi là bất di bất dịch.

Về thẩm quyền theo vụ việc, tòa án có thẩm quyền rộng hơn (giải quyết hầu hết tất cả tranh chấp trong kinh doanh) so với trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài chỉ được xác lập khi có sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp.(Xem thêm: Thủ tục hoàn thành tố tụng hành chính trong thời gian ngắn nhất )

Thẩm quyền theo lãnh thổ thì không phải vụ tranh chấp trong kinh doanh nào cũng được tòa thụ lý giải quyết. Đơn kiện chỉ được tòa án thụ lý giải quyết khi được chuyển đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Ngược lại, ở cơ chế trọng tài, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn bất cứ trung tâm trọng tài nào để giải quyết theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ. Khi tranh chấp đã được các bên thỏa thuận đưa ra trung tâm trọng tài nào giải quyết thì trung tâm đó có quyền thụ lý tranh chấp.

Như vậy, về thẩm quyền vụ việc thì tòa án có thẩm quyền rộng hơn so với trọng tài, còn thẩm quyền lãnh thổ trong tố tụng trọng tài lại không được đặt ra.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *