THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ DOANH NGHIỆP

Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp là thủ tục được các chủ nợ thực hiện khi doanh nghiệp mắc nợ vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Các doanh nghiệp khi đòi nợ thường chọn con đường thương lượng để giữ mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ, thì bên đòi nợ sẽ lựa chọn việc khởi kiện ra Tòa án để được thu hồi khoản nợ.

I. CÁC HÌNH THỨC ĐÒI NỢ DOANH NGHIỆP

  • Tiến hành thỏa thuận, đàm phán lại với doanh nghiệp về phương thức, cách thức, thời gian trả nợ
  • Giải quyết thông qua phương thức Trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận
  • Giải quyết bằng phương thức khởi kiện tại Tòa án

II. THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ DOANH NGHIỆP

1. Điều kiện được khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp tại Tòa án.

Để có thể khởi kiện đòi nợ thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 3 năm khi người khởi kiện không phải là thương nhân, kể từ ngày người có thẩm quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đối với tranh chấp thương mại là 2 năm, kể từ ngày lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

– Khởi kiện đúng thẩm quyền Tòa án – Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020), thì:

+ Nếu các bên không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không phải ủy thách thì các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án địa phương nơi bị đơn sinh sống, làm việc và yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án.

+ Nếu đương sự đang ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho tổ chức nước ngoài. Thì đương sự khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp tình nơi bị đơn sinh sống, làm việc.

2. Hồ sơ khởi kiện đòi nợ.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020),  hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải nộp cho Tòa án bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23-DS – Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)

  • Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ…
  • Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
  • Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.

* Tiến hành nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú

* Nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án

* Sau khi tòa án thụ lý vụ án, tham gia quá trình tố tụng giải quyết vụ việc theo yêu cầu của Tòa án

Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự các bước công việc, các thủ tục cần làm và các tài liệu cần nộp trong quá trình giải quyết vụ án đòi nợ doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết tranh chấp vay nợ thông thường là:

  • Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Thời hạn mở phiên tòa là tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
  • Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Trên đây là những chia sẻ quy định về thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên hệ theo hotline 0246.29.33.222/0976.718.066. Tại Công Ty Luật TNHH Winlegal có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên : Thu Luyến

Ngày xuất bản: 19/01/2024

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *