Quy định về đại lý thương mại

Quy định về đại lý thương mại

Là một trong những hoạt động trung gian thương mại, đại lý thương mại hẳn là khái niệm không còn xa lạ đối với các thương nhân. Về cơ bản, đại lý thương mại có nhiều điểm tương đồng với ủy thác nhưng vẫn có những đặc điểm riêng. Sau đây, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những Quy định về đại lý thương mại.

I. Đại lý thương mại là gì? Sự khác biệt giữa ủy thác và đại lý

Theo Điều 166 Luật thương mại, Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Căn cứ theo Điều 167 Luật Thương mại 2005, quy định về các bên trong hợp đồng đại lý thương mại:Bên giao đại lý được hiểu là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

Quy định về đại lý thương mại
Quy định về đại lý thương mại

Giữa Ủy thác mua bán hàng hóa và Đại lý thương mại có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên giữa hai loại hình này vẫn có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

• Quan hệ đại lý chỉ có thể được thiết lập giữa thương nhân với thương nhân
• Phạm vi hoạt động đại lý rộng hơn ủy thác
• Bên đại lý được tự do hơn bên nhận ủy thác trong việc lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng
• Quan hệ ủy thác thường mang tính vụ việc, đơn lẻ còn quan hệ đại lý thường là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại lý

II. Các hình thức đại lý

Theo Điều 169 Luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức đại lý như sau:

• Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
• Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.
• Tổng đại lý: là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
• Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận

Quy định về đại lý thương mại
Quy định về đại lý thương mại

III. Quyền và nghĩa vụ bên giao đại lý

Theo Điều 172, bên giao đại lý có những quyền sau:

  • Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;
  • Ấn định giá giao đại lý;
  • Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
  • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.

Theo Điều 173. nghĩa vụ của bên giao đại lý gồm:

  • Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;
  • Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
  • Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
  • Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Quy định về đại lý thương mại
Quy định về đại lý thương mại

IV. Quyền và nghĩa vụ bên đại lý

Căn cứ Điều 174, quyền của bên đại lý được quy định như sau:

  • Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;
  • Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
  • Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
  • Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
  • Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.

Theo Điều 175, nghĩa vụ của bên đại lý gồm:

  • Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;
  • Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
  • Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
  • Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
  • Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
  • Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;
  • Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thảo Hương

Ngày xuất bản: 30/05/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *