Hoạt động trung gian thương mại

Hoạt động trung gian thương mại

Những hoạt động như: Môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa,… hẳn là các độc giả đã từng nghe qua, nhưng không phải ai cũng biết những hoạt động này được gọi chung bởi một cái tên là hoạt động trung gian thương mại. Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là một loại phương thức giao dịch. Trong đó người mua và người bán không trực tiếp giao dịch với nhau mà thông qua một người thứ ba hoặc quan hệ của họ được thiết lập trên cơ sở hỗ trợ của người thứ ba. Qua bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những quy định về Hoạt động trung gian thương mại.

I. Hoạt động trung gian thương mại là gì?

Căn cứ vào khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005, các hoạt động trung gian thương mại được hiểu là: Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
Như vậy, các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định.

Các hoạt động trung gian thương mại bao gồm:

– Đại diện cho thương nhân,

– Môi giới thương mại,

– Ủy thác mua bán hàng hoá,

– Đại lý thương mại.

Hoạt động trung gian thương mại
Hoạt động trung gian thương mại

II. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động trung gian thương mại

Khi thực hiện các hoạt động trung gian thương mại cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 10 Luật Thương mại 2005 như sau:

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

– Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 như sau:

Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

– Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên quy định tại Điều 12 Luật Thương mại 2005 như sau:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

– Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 13 Luật Thương mại 2005 như sau:

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

– Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng quy định tại Điều 14 Luật Thương mại 2005 như sau:

 Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

 Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

– Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 15 Luật Thương mại 2005 như sau:

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Hoạt động trung gian thương mại
Hoạt động trung gian thương mại

III. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại 

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại được quy định tại Điều 8 Luật Thương mại 2005 như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại gồm:

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.

– Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.

– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.

– Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thảo Hương

Ngày xuất bản: 25/05/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *