Trong quá trình hợp tác vì nhiều lý do mà một bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý. Thương nhân muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý hợp pháp thì cần hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề này. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý theo quy định của pháp luật.
1.Cơ sở pháp lý
- Luật thương mại 2005
2.Đại lý thương mại là gì?
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (điều 166 luật thương mại 2005).
Theo Điều 167 luật thương mại có bên trong quan hệ đại lý gồm:
– Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
– Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
3.Đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại
3.1 Chủ thể có quyền
Chủ thể có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại là bên đại lý và bên giao đại lý. Điều kiện của chủ thể là bên đại lý và bên giao đại lý đều phải đáp ứng Điều 167 Luật thương mại năm 2005:
“ 1.Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
2.Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.”
3.2 Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý
Theo Điều 177 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Nếu không có thỏa thuận khác, các bên có quyền chấm dứt hợp đồng đại lý bất cứ khi nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết và chỉ được chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày thông báo. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.”
Có thể thấy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý đáp ứng đủ hai điều kiện:
Thứ nhất, theo thỏa thuận giữa các bên: Nếu như các bên có thỏa thuận hợp đồng đại lý chấm dứt vào thời điểm thông báo hay hợp đồng đại lý chấm dứt khi một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm nghĩa vụ … thì khi đó việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý sẽ được xem xét theo thỏa thuận giữa các bên.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật: Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với điều kiện là thông báo cho bên kia bằng văn bản trong thời hạn hợp lý nhưng ít nhất là 60 ngày.
4.Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý
Theo Điều 525 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“ 1. Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo trước cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý, bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
- Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Cùng với đó, Điều 177 Luật thương mại 2005 quy định:
“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó; Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
- Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý”.
Từ đây có thể thấy các bên tham gia hợp đồng đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý trong những trường hợp sau:
Trường hợp 1:Việc tiếp tục hợp đồng không có lợi cho bên giao đại lý thì bên giao đại lý có quyền đơn phương chấm đứt hợp đồng.
Trường hợp 2: Bên giao đại lý không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận thì bên đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
5.Về hậu quả pháp lý
Nếu không có thỏa thuận khác, trong trường hợp bên giao đại lý yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý. Giá trị khoản bồi thường được tính như sau:
– Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.
– Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý. Trong trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
Trên đây là những giải đáp về đơn phương hủy bỏ hợp đồng đại lý thương mại theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My