Những thông tin nhà thầu cần nắm khi thẩm định hồ sơ mời thầu

Những thông tin nhà thầu cần nắm khi thẩm định hồ sơ mời thầu

Thẩm định hồ sơ mời thầu (HSMT) được hiểu là quá trình Tổ thẩm định tiến hành xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận đối với HSMT để làm cơ sở xem xét và phê duyệt HSMT.

Thành viên tham gia tổ thẩm định cũng phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, và đáp ứng đủ các điều kiện khác như trong quy định tại Thông tư 19/2015/TT – BKHĐT quy định về thành viên tổ thẩm định.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi bắt đầu thẩm định hồ sơ mời thầu

  • Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu.
  • Hồ sơ mời thầu.
  • Hồ sơ pháp lý:
    • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án (bản photo);
    • Quyết định phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư và dự toán tiết được duyệt (bản sao).
    • Quyết định phê duyệt Kế hoạch LCNT giai đoạn chuẩn bị đầu tư (bản photo).(Xem thêm: Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm những gì? )
    • Quyết định phê duyệt nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu (nếu có).
  • Văn bản pháp lý có liên quan khác (nếu có).
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Chi phí các nhà thầu phải quan tâm khi thẩm định hồ sơ mời thầu

Điều 9, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu chỉ ra rằng:

“Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu

  1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
  2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
  3. a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
  4. b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
  5. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
  6. a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
  7. b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  8. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:
  9. a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
  10. b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  11. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  12. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.
  13. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
  14. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  15. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.”

Thẩm định hồ sơ mời thầu

Trình tự thực hiện thẩm định hồ sơ mời thầu

  • Bước 1: Cá nhân/ Tổ chức chuẩn bị hồ sơ (Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thẩm định giá tài sản phù hợp nhất )
  • Bước 2: Cá nhân/ Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
    • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ
  • Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn
  • Bước 5: Cá nhân/ Tổ chức nhận kết quả
    • Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày nghỉ và ngày lễ)

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *