Hủy thầu theo quy định pháp luật

Hiện nay, quy trình đấu thầu được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật. Trong quá trình tiến hành nếu chủ đầu tư thực hiện không đúng quy trình hay bị phát hiện sai sót có thể phải hủy thầu hoặc khi không đạt được hiệu quả mong muốn như do vi phạm đầu tư bị thay đổi thì chủ đầu tư có quyền hủy thầu khi có quyết định hủy thầu. Cụ thể vấn đề này ra sao? Trong bài viết dưới đây WINLEGAL sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

– Luật Đấu thầu năm 2013

– Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

– Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư

1. Hủy thầu là gì

Theo khoản 1 Điều 123 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu.

2. Các trường hợp hủy thầu

Theo Điều 17 Luật Đấu thầu năm 2013, các trường hợp hủy thầu bao gồm:

– Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

– Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

– Khi tiến hành tổ chức mời thầu, tham gia đấu thầu có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Trách nhiệm thực hiện hủy thầu

3.1. Trách nhiệm thực hiện hủy thầu của người có thẩm quyền

Theo Điều 73 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền như sau:

– Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 Luật Đấu thầu năm 2013

– Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

– Xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Hủy thầu theo quy định Điều 17 Luật Đấu thầu năm 2013

– Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.

– Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 73 Luật Đấu thầu năm 2013 , người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

  • Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;
  • Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 73 Luật Đấu thầu năm 2013 ;
  • Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Đấu thầu năm 2013 .

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 73 Luật Đấu thầu năm 2013, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

  • Quyết định lựa chọn bên mời thầu;
  • Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  • Quyết định xử lý tình huống;
  • Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng;
  • Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật này.
  • Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 73 Luật Đấu thầu năm 2013.

– Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

– Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều 73 Luật Đấu thầu năm 2013 theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định.

3.2. Trách nhiệm thực hiện hủy thầu của chủ đầu tư

Trách nhiệm của chủ đầu tư bao gồm:

– Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

  • Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;
  • Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Danh sách xếp hạng nhà thầu;
  • Kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.

– Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

– Quyết định xử lý tình huống.

– Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.

– Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

– Hủy thầu theo quy định tại Điều 17 Luật Đấu thầu năm 2013 

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều 74 Luật Đấu thầu năm 2013 theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 Luật này.

– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định.

3.3. Trách nhiệm thực hiện hủy thầu của bên mời thầu

Theo Điều 75 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về trách nhiệm của bên mời thầu bao gồm:

– Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:

  • Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
  • Quyết định thành lập tổ chuyên gia;
  • Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;
  • Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;
  • Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;
  • Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 75 Luật Đấu thầu năm 2013 , bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

  • Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
  • Kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;
  • Quyết định xử lý tình huống
  • Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Hủy thầu theo quy định tại Điều 17.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;
  • Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;
  • Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư:

  • Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Luật này;
  • Quyết định thành lập tổ chuyên gia;
  • Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;
  • Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  • Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;
  • Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
  • Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
  • Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;
  • Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
  • Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
  • Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định.

4. Trách nhiệm khi hủy thầu

Trách nhiệm khi hủy thầu theo Điều 18 Luật Đấu thầu năm 2013 như sau:

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Thủ tục hủy thầu

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP   thì thủ tục hủy thầu bao gồm các bước sau:

B1: Chủ đầu tư cần thực hiện xác định nguyên nhân hủy thầu.

B2: Người có thẩm quyền ra quyết định hủy thầu và chủ đầu tư thông báo tới các bên tham gia dự thầu và nêu rõ lý do hủy thầu theo quy định của pháp luật.

B3: Chủ đầu tư cần thực hiện việc đăng tải thông tin về việc hủy thầu và nêu rõ lý do trên phương tiện thông tin đại chúng bao gồm hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc ít nhất 1 kỳ đăng tải trên Báo đấu thầu theo quy định.

Trên đây là những quy định pháp luật về vấn đề hủy thầu. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo Ly

Ngày xuất bản: 17/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *