Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định

Hợp đồng luôn có vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên và còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp sau này. Do đó để bảo đảm lợi ích của mình thì các bên trong mua bán hàng hóa quốc tế cần tiến hành ký kết hợp đồng mua bán. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005

II. Thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế?

      Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán của thương nhân được thực hiện dưới các hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 27 luật thương mại 2005)

       Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua bán hàng hoá vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia, diễn ra tại nhiều nước khác nhau, với nhiều yếu tố khác biệt về địa lí, lịch sử, khí hậu, cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá, tôn giáo… Chính vì vậy, hoạt động này mang tính phức tạp hơn hoạt động mua bán hàng hoá trong nước và có nhiều rủi ro hơn như vấn đề rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận tải từ nước này sang nước khác, rủi ro trong thanh toán, chuyển tiền quốc tế, hay sự xuất hiện thường xuyên của hiện tượng xung đột luật…

III. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa

        Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do các luật sau điều chỉnh:

– Điều ước quốc tế

– Tập quán thương mại quốc tế

– Án lệ

– Luật quốc gia

IV. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

– Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là các thương nhân có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Nhưng điều này là không bắt buộc và vẫn có thể nằm trong cùng một Quốc Gia, vùng lãnh thổ.

– Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

– Về đồng tiền thanh toán : Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Các bên có quyền lựa chọn đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua bán. Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là phải dùng đồng Việt Nam.

      Các bên cần cân nhắc sử dụng đồng tiền nào để phù hợp nhất với điều kiện của hai bên và khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản cũng như quy định pháp luật của mỗi nước. Thông thường, đồng Đô-la Mỹ sẽ được sử dụng bởi tính phổ dụng và khả năng thanh khoản, ổn định của nó.

– Về ngôn ngữ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.

– Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là tòa án hoặc trọng tài nước ngoài. Các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường lựa chọn Trung tâm trọng tài quốc tế để làm cơ quan giải quyết tranh chấp.

V. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

        Theo quy định tại khoản 2 điều 27 luật thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện thông qua hình thức sau:

– Văn bản

– Hình thức khác có giá trị tương đương

     Việc quy định như vậy là để các nội dung mà các bên thỏa thuận được thể hiện một cách rõ ràng, tránh xảy ra sai sót. Nếu có tranh chấp thì cũng sẽ có sơ sở rõ ràng là hợp đồng bằng văn bản để giải quyết tranh chấp.

VI. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

        Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những nội dung chính sau: các bên tham gia hợp đồng, bản chất của hợp đồng, phương thức vận chuyển, Giá cả và phương thức thanh toán,  phương thức giao hàng, các trường hợp bất khả kháng, các hình thức đảm bảo hợp đồng, thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý, lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng. Cụ thể:

– Các bên tham gia hợp đồng: Xác định các bên tham gia hợp đồng (người mua / người bán): Tên của các công ty, Trụ sở chính của họ có địa chỉ chi tiết và tên của các đại diện tương ứng.

– Bản chất của hợp đồng: Xác định mục tiêu của hợp đồng (sản phẩm hoặc dịch vụ). Mô tả các khía cạnh kỹ thuật, số lượng, khối lượng, trọng lượng và cuối cùng là chế độ đóng gói, thêm những nhu cầu người mua có thể cung cấp thêm các yêu cầu của mình.

– Phương thức vận chuyển: Chỉ định phương thức vận chuyển phù hợp với tính chất của hàng hóa, điểm đến và an ninh. Tùy thuộc vào Điều khoản Thương mại Quốc tế, nghĩa vụ tương ứng của các bên ký kết được nêu.

– Giá cả và phương thức thanh toán: Chỉ định giá bằng tiền hoặc ngoại hối của bạn (rủi ro tỷ giá hối đoái được bao gồm)

 + Giá đi kèm với Điều khoản Thương mại Quốc tế xác định phân phối chi phí vận chuyển, thuế hải quan, bảo hiểm và thời gian chuyển nhượng tài sản.

+ Giá của hàng hóa sẽ được xác định (đơn giá và tổng giá).

+ Cung cấp một mã giải quyết cung cấp bảo mật tối đa cho người bán.

+ Xuống thanh toán tạm ứng đảm bảo đơn hàng.

+ Trong trường hợp tín dụng chứng từ, người bán lưu ý đến nhu cầu mở 

+ Phạt tiền, nếu luật pháp cho phép, một lý do để bảo lưu quyền sở hữu có thể được đưa vào hợp đồng.

– Phương thức giao hàng:

+ Chỉ định ngày, địa điểm tải và giao hàng.

+ Xác định chi tiết theo ngày hợp đồng có hiệu lực: tôn trọng thời hạn giao hàng là một trong những nghĩa vụ chính của người bán. Người ta phải cung cấp và áp đặt trước áp chót cho sự chậm trễ.

– Các trường hợp bất khả kháng: Chỉ ra bất khả kháng cho các sự kiện không lường trước được. Về nguyên tắc, người ta nên tránh chấp nhận trường hợp bất khả kháng do người bán sử dụng đến mức mà người ta không áp đặt.

– Các hình thức đảm bảo hợp đồng: Xác định nghĩa vụ của hai bên liên quan đến bảo lãnh. Vd: đảm bảo khôi phục trước cho người bán.

– Thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý: Chỉ định luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp pháp lý.

– Lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng: Chỉ định ngôn ngữ của hợp đồng, phải được cả hai bên nắm vững. Tuy nhiên, phải chú ý đến các vấn đề dịch thuật.

Trên đây là những giải đáp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 06/11/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *