Quy định về hoạt động xúc tiến thương mại

Quy định về hoạt động xúc tiến thương mại

I. Hoạt động xúc tiến thương mại là gì? Đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại

Ra đời với mục đích giúp chủ thể kinh doanh bán được nhiều sản phẩm hơn, hoạt động xúc tiến thương mại được hiểu là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Hoạt động xúc tiến thương mại có những đặc điểm sau:

• Là hoạt động bổ trợ của thương nhân hoặc là hoạt động thương mại của một thương nhân khác (Tự làm hoặc thuê thương nhân khác làm)
• Chủ yếu do các thương nhân thực hiện. Bản chất là tìm kiếm cơ hội bán hàng cung ứng dịch vụ 
Lưu ý: Những hoạt động xúc tiến thương mại của cơ quan nhà nước nhằm hỗ trợ các thương nhân không phải là hoạt động xúc tiến thương mại theo Luật thương mại, vì không nhằm mục đích thương mại trực tiếp mà là kiếm lợi cho quốc gia
• Hoạt động xúc tiến thương mại không trực tiếp mạng lại lợi nhuận cho thương nhân, thậm chí còn gây tốn kém. Nhưng mang lại lợi nhuận một cách gián tiếp

II. Các hình thức xúc tiến thương mại

Quy định về hoạt động xúc tiến thương mại
Quy định về hoạt động xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động sau:

– Hoạt động khuyến mại: là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. 

– Quảng cáo thương mại: là hoạt động tuyên truyền, giới thiệu bằng nhiều hình thức về hàng hóa, dịch vụ hay về hãng kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ đó nhằm hấp dẫn và thuyết phục người mua để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa.

– Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ: việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ đó để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đó.

– Hội chợ và triển lãm thương mại: là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

III. Các hành vi bị cấm trong hoạt động xúc tiến thương mại

Các hành vi bị cấm trong hoạt động xúc tiến thương mại được quy định như sau:

(1) Hoạt động khuyến mại quy định tại Điều 100 Luật Thương mại 2005, được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 nghiêm cấm các hành vi sau:

– Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ sau:

+ Hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;

+ Hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;

+ Hàng hoá chưa được phép lưu thông;

+ Dịch vụ chưa được phép cung ứng.

– Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ sau:

+ Hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;

+ Hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;

+ Hàng hóa chưa được phép lưu thông;

+ Dịch vụ chưa được phép cung ứng.

– Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.

– Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

– Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.

– Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.

– Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

– Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định.

Quy định về hoạt động xúc tiến thương mại
Quy định về hoạt động xúc tiến thương mại

(2) Quảng cáo thương mại quy định tại Điều 109 Luật Thương mại 2005, sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 nghiêm cấm các hành vi sau:

– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

– Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.

– Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.

– Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.

– Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.

– Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.

– Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

– Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.

(3) Trưng bày; giới thiệu hàng hoá; dịch vụ quy định tại Điều 123 Luật Thương mại 2005 nghiêm cấm các hành vi sau:

– Tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường, sức khoẻ con người.

– Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

– Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ làm lộ bí mật nhà nước.

– Trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng hoá của mình, trừ trường hợp hàng hoá đem so sánh là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

– Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đang kinh doanh về chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành và các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm lừa dối khách hàng.

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thảo Hương

Ngày xuất bản: 30/05/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *