Công ty mẹ có được chỉ định thầu cho công ty con không?

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi: Công ty mẹ có được chỉ định thầu cho công ty con hay không?

I. Cơ sở pháp lý

II. Công ty con là gì?

Căn cứ tại Khoản 1 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020, công ty sẽ là công ty mẹ của một công ty khác nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

Công ty mẹ phải sở hữu trên 50% số vốn điều lệ của công ty (đối với trường hợp là các công ty TNHH) hoặc là công ty mẹ sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông công ty (đối với trường hợp là những công ty cổ phần);

– Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm những chức danh trong một công ty, chẳng hạn như: Chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc;

Công ty mẹ có quyền quyết định thực hiện việc sửa đổi hay bổ sung điều lệ trong công ty

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020 thì

– Công ty con là công ty không được phép đầu tư mua cổ phần hay góp vốn vào công ty mẹ. 

– Những công ty con trong cùng một công ty mẹ không được phép cùng góp số vốn hay mua cổ phần nhằm mục đích sở hữu chéo lẫn nhau;

– Những công ty con mà có cùng công ty mẹ (điều kiện là công ty mẹ phải sở hữu ít nhất là 65% số vốn nhà nước) thì không được đồng thời cùng nhau góp vốn hay mua cổ phần của một doanh nghiệp khác hay tự ý thành lập công ty mới.

Như vậy có thể hiểu, công ty con là công ty được một công ty khác hay còn gọi là công ty mẹ thực hiện góp vốn trên mức 50% số vốn điều lệ công ty.

III. Chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu là một trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu được lựa chọn nhà thầu được Luật Đấu thầu 2023. Chỉ định thầu là thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn, nên nhiều chủ đầu tư muốn sử dụng hình thức này để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro cho gói thầu hoặc dự án và cho bản thân nhà thầu như: Chỉ có một nhà thầu tham gia nên khó có kiến nghị trong đấu thầu, ít sai sót khi tổ chức lựa chọn nhà thầu vì thủ tục lựa chọn đơn giản, và một số lý do khác bao gồm khách quan và chủ quan.

IV. Công ty mẹ có được chỉ định thầu cho công ty con hay không?

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì quy trình chỉ định thầu thông thường về Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu như sau: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu. Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài;

– Hạch toán tài chính độc lập;

– Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

– Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 của Luật này;

– Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

Như vậy, theo những quy định trên thì pháp luật không hạn chế việc công ty mẹ chỉ định thầu cho công ty con, miễn là công ty con đáp ứng các yêu cầu về tư cách dự thầu theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu nêu trên.

V. Một số câu hỏi khác liên quan đến công ty con trong hoạt động đấu thầu

Câu 1: Công ty mẹ có được sử dụng năng lực, kinh nghiệm của công ty con để tham gia dự thầu không?

Theo quy định của Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu thì công ty mẹ được phép sử dụng năng lực, kinh nghiệm của công ty con để tham gia dự thầu.

Công ty mẹ sẽ phải kê khai cụ thể phần công việc dành cho các công ty con. Công ty con chỉ được phép hỗ trợ công ty mẹ thực hiện, ký hợp đồng với công ty mẹ chứ không được ký trực tiếp với chủ đầu tư. Hay nói cách khác, công ty con được tham gia thực hiện gói thầu với tư cách là nhà thầu phụ. 

Câu 2: Công ty con có thể dùng năng lực của công ty mẹ để tham gia dự thầu không?

Theo quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ đối với công ty con thì hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập. Nên việc mượn năng lực để tham gia đấu thầu là không thể thực hiện được.

Tuy nhiên, công ty con vẫn có thể tham gia vào hoạt động đấu thầu nếu đăng ký làm nhà thầu phụ với công ty mẹ hoặc cho công ty con liên danh với công mẹ.

 Trên đây là những giải đáp về vấn đề Công ty mẹ có được chỉ định thầu cho công ty con hay không theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 07/01/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *