Hợp tác xã là loại hình hợp tác kinh doanh phổ biến ở nước ta và đạt được nhiều thành tựu nhất định, điều này chứng tỏ nhu cầu hợp tác, liên kết, giúp đỡ nhau sản xuất kinh doanh trên thực tiễn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn ký hơn tới quý độc giả về Trình tự và Thủ tục thành lập Hợp tác xã.
- Trình tự thành lập Hợp tác xã
Bước 1: Xác định nhu cầu hợp tác.
Những vấn đề cần được xem xét khi thành lập Hợp tác xã:
- Những người có thể hợp tác, góp vốn cùng nhau xây dựng HTX
- Tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm mà HTX dự định sản xuất ở địa phương.
- Khả năng của HTX trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm. Phân tích, đánh giá những thuận lợi khó khăn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhằm định hướng phát triển cho hợp tác xã.
- Sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Bước 2: Sáng lập viên và làm công tác vận động thành lập hợp tác xã
Sáng lập viên: (Điều 19 Luật hợp tác xã 2012)
- Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã.
- Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã.
- Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Tổ chức các hội thảo với các thành viên để xây dựng nội dung hoạt động của hợp tác xã như là:
- Xây dựng dự thảo Điều lệ của Hợp tác xã.
- Xây dựng dự thảo phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã.
- Xác lập danh sách những người có nhu cầu tham gia hợp tác xã.
- Họp bàn cơ cấu tổ chức HTX, đề cử các chức danh Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Trưởng Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên phải bầu Ban kiểm soát, trường hợp hợp tác xã có dưới 30 thành viên thì việc thành lập Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được thực hiện theo Điều lệ.
- Chuẩn bị báo cáo tuyên truyền và vận động thành lập hợp tác xã.
Bước 3: Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã (Điều 20 Luật hợp tác xã 2012)
Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức theo quy định của Luật này.
- Thành phần cthành lập hợp tác xã bao gồm tối thiểu 07 sáng lập viên là cá nhân, người đại diện hợp pháp của sáng lập viên; người đại diện hợp pháp của hộ gia đình, pháp nhân và cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã.
- Thành phần tham gia hội nghị thành lập liên hiệp hợp tác xã bao gồm người đại diện hợp pháp của sáng lập viên và của các hợp tác xã có nguyện vọng gia nhập liên hiệp hợp tác xã.
Hội nghị thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên.
Hội nghị thông qua điều lệ. Những người tán thành điều lệ và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Luật Hợp tác xã thì trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên. Các thành viên, hợp tác xã thành viên tiếp tục thảo luận và quyết định các nội dung sau đây
- Phương án sản xuất, kinh doanh
- Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
- Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
- Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này phải được biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
Bước 4: Đăng ký thành lập Hợp tác xã
Cơ quan đăng ký hợp tác xã (Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã). Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính.
- Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư;
- Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thủ tục thành lập Hợp tác xã: Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT Hồ sơ thành lập Hợp tác xã gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1;
- Điều lệ của hợp tác xã;
- Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2;
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3;
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4;
- Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua về những nội dung như:
- Thông qua Điều lệ Hợp tác xã
- Thông qua danh sách thành viên Hợp tác xã;
- Thông qua kết quả bầu cử Hội đồng quản trị, người đại diện pháp luật…
- Thông qua phương án sản xuất, kinh doanh;
- Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Lưu ý:
- Người đại diện hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là Trình tự và thủ tục thành lập Hợp tác xã theo pháp luật hiện hành mà bạn cần quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc soạn hồ sơ thành lập hợp tác xã theo đúng quy định của pháp, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên viên: Ms. Thương