HỢP TÁC XÃ CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP KHÔNG?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

I. Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã (Điều 13 Luật hợp tác xã 2012)

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định và điều lệ hợp tác xã;
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.

II. Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên (Điều 14 Luật hợp tác xã 2012)

  • Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
  • Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
  • Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định 
  • Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
  • Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Quyền khác theo quy định của điều lệ.

III. Thành viên Hợp tác xã có được chuyển nhượng vốn góp hay không ?

Trước đây, theo quy định tại Luật hợp tác xã 2003 (đã hết hiệu lực) có quy định về quyền của Xã viên được chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người. Tuy nhiên, bản chất là tổ chức đối nhân, được lập ra nhằm tương trợ các xã viên. Mục đích của hợp tác xã không phải tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa hóa lợi ích của xã viên do đó Luật hợp tác xã 2012 đã bãi bỏ quy định này và hạn chế việc sở hữu phần vốn góp của thành viên không quá 20% .

Theo quy định tại Điều 14 Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 và văn bản hướng dẫn liên quan đã BÃI BỎ quy định xã viên Hợp tác xã được quyền chuyển nhượng vốn góp của mình cho người khác bởi mô hình Hợp tác xã là mô hình đặc thù. 

Do đó, nếu muốn thu hồi lại số vốn đã đóng góp vào hợp tác xã, các thành viên hợp tác xã có thể thực hiện thủ tục rút vốn góp. Trình tự thủ tục quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên sẽ thực hiện theo điều lệ. Thẩm quyền chấm dứt nếu thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã sẽ do hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất. (Căn cứ Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012)

 Việc thu nhận thành viên mới cũng được kiểm soát chặt chẽ, muốn gia nhập hợp tác xã phải làm đơn, xin gia nhập hợp tác xã và được xem xét các tiêu chí phù hợp với hợp tác xã. Hợp tác xã chỉ công nhận tư cách thành viên của các chủ thể đã nộp đơn, thực hiện nghĩa vụ góp vốn và được hợp tác xã công nhận. 

Hợp tác xã sẽ phải thực hiện việc điều chỉnh thành viên Hợp tác xã trong danh sách xã viên, vốn điều lệ của Hợp tác xã tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi Hợp tác xã có trụ sở.

 Do đó, thành viên hợp tác xã KHÔNG THỂ chuyển nhượng vốn góp của mình cho thành viên khác trong hợp tác xã được.

Trên đây là Quy định về việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên hợp tác xã theo pháp luật hiện hành mà bạn cần quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc soạn hồ sơ thành lập hợp tác xã theo đúng quy định của pháp, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *