- Thế nào là tội không tố giác tội phạm
Không tố giác tội phạm là việc biết mà không báo, phát hiện hành vi phạm tội mà coi như không biết, im lặng, không trình báo cho cơ quan chức năng được biết để xử lý. Việc phát hiện tội phạm có thể diễn ra khi người phạm tội đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội hoặc trong khi hành vi phạm tội đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong.
Theo Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Hành vi không tố giác tội phạm phụ thuộc chủ yếu vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không bị tố giác.
Do vậy, Bộ luật hình sự đã liệt kê các tội phạm mà hành vi không tố giác những tội này có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm như tội giết người, tội tội hiếp dâm trẻ em, tội cướp tài sản…
- Yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm
- Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ:
– Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.
– Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành).
– Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.
Lưu ý: Tội phạm mà người phạm tội biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự (xem giải thích ở tội che giấu tội phạm), đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này. Những tội phạm khác dù biết rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
- Khách thể:
Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.
- Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
- Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.
Lưu ý:
Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội không tố giác tội phạm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên viên: Ms. Thương