Tội giết người

Tội giết người là gì?

Tội giết người là trường hợp cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội giết người là Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Các yếu tố cấu thành tội giết người

Mặt khách quan

–  Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:

Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác.

Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác … nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp

–  Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:

Không sử dụng vũ khĩ hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông …

Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác. Trường hợp này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc, … hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …

–  Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:

Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạn nhân. 

Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào…

-Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Tuy nhiên một số truờng hợp việc dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xổ nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe oto chạy dẫn đến bị xe cán chết …) theo chúng tôi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người. Đây có thể xem là hậu qua gián tiếp.

Khách thể 

Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác (quyền được bảo vệ về tính mạng)

Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (đang sống). Ghi chú: Thai nhi không được xem là một con người đang sống cho đến khi được sinh ra và còn sống. Cho nên việc “giết” một bào thai không được xem là hành vi giết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích hoặc là tình tiết tăng nặng trong trường hợp giết người là phụ nữ mà biết là ngươi đó đang mang thai.

Mặt chủ quan

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Lưu ý:

Mặc dù giết người không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc nhưng trong một số trường hợp vẫn được xem xét như một dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan để làm căn cứ phân biệt với một số trường hợp sau:

–   Gây thương tích dẫn đến giết người. Trong trường hợp này người phạm tội không có mục đích giết người.

–   Nạn nhân bị tấn công bằng các hoá chất có độc tính mạnh (như axit, thuốc chuột) hoặc bằng các hung khí nguy hiểm (như dao nhọn, lưỡi lê, …) vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể nhưng chỉ bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ (không chết) hoặc không bị thương tích, trường hợp này cần xác định mục đích tấn công là gì , nếu có mục đích nhằm giết người khác thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng thuộc trường hợp phạm tôi chưa đạt. Tuy nhiên nếu không có mục đích giết người thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tôi cố ý gây thương tích (nếu có).

–  Nạn nhân bị vướng bẫy điện dẫn đến tử vong. Trường hợp này cần phân biệt là: nếu dùng bẫy điện với mục đích để chống trộm (tức đối tượng bị tác động được nhắm tới là con người) thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người; nếu dùng bẫy điện với mục đích là để diệt chuột (tức là đối tượng bị tác động nhắm tới không phải là con người thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.

Chủ thể

Chủ thể này bất kỳ là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội giết người mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *