Quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh

 

  1. Căn cứ pháp lý

Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:

“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

  1. Bình luận quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Điều luật xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi gây thiệt hại được BLHS quy định trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu, bia hoặc dùng chất kích thích mạnh khác. 

Theo điều luật, trường hợp này có 3 dấu hiệu sau: 

  • Chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại mà hành vi này có dấu hiệu của tội phạm như hành vi gây thương tích cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên; 
  • Chủ thể thực hiện hành vi này trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
  • Tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là do dùng rượu, bia hoặc dùng chất kích thích mạnh khác. 

Có nhiều cách giải thích cho quy định này, trong đó có cách giải thích cho rằng, người trong tình trạng như vậy vẫn bị coi là có năng lực trách nhiệm hình sự vì họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác và đã tự tước bỏ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình, tự đặt mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Mặt khác, trên thực tế việc say rượu, bia hoặc chất kính thích là thói xấu trong xã hội, việc người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm khi rơi vào trạng thái họ có thể lường trước được còn là biểu thị sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi này.

Người không có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vị có thể là trường hợp bị người khác tiêm chất kích thích mạnh vào cơ thể mà không biết hoặc không thể chống cự được.

Một trường hợp đặc biệt cũng được coi là trường hợp không có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là trường hợp say rượu bệnh lý. Đây là trường hợp “Rối loạn ý thức phát triển đột ngột, không phụ thuộc vào lượng rượu đã uống”. Cách giải thích khác cho rằng, việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này là “Quy tội khách quan”

Điều luật chỉ xác định, người trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển “vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự” mà không nói rõ mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự so với trường hợp bình thường. Tuy nhiên, cần phải hiểu, trong những trường hợp nhất định, họ phải chịu trách nhiệm hình sự tăng nặng so với trường hợp bình thường.

Đó là trường hợp lạm dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như là “phương tiện” để phạm tội hoặc là trường hợp đã dùng nó ngay trước hoặc trong khi thực hiện công việc có tính chất đặc biệt đòi hỏi sự tỉnh táo tuyệt đối vì liên quan đến an toàn chung như công việc điều khiển các loại phương tiện giao thông. 

Khi đã là “phạm tội” thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm hình sự chứ không phải “vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trong điều luật, sau nội dung giải thích tình trạng say cần khẳng định, gây thiệt hại trong tình trạng say vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây thiệt hại được quy định trong BLHS. Người gây thiệt hại trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây thiệt hại được quy định trong BLHS thì sẽ chính xác hơn.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *