Chủ thể của tội phạm

 

Hiện nay, hoạt động của tội phạm hình sự ngày càng tinh vi khiến cho cơ quan chức trách vất vả trong việc kiểm soát. Để xác định hành vi có cấu thành tội phạm hay không thì việc xác định chủ thể của tội phạm là một trong những yếu tố quan trọng.

I. Khái niệm

Trước đây theo Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định Chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là con người cụ thể, không ghi nhận chủ thể của tội phạm là tổ chức. Tuy nhiên, đến bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể tại điều 8 Bộ luật Hình sự 2015.

Như vậy, chủ thể của tội phạm luật hình sự là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi được mô tả trong Bộ luật hình sự và phải có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hiện nay, chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại khoản 11 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

II. Độ tuổi chủ thể của tội phạm là con người theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này

III. Năng lực chủ thể của tội phạm là con người theo quy định của pháp luật hiện hành

  • Năng lực trách nhiệm hình sự

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự. Nhưng đã lâm vào tình trạng mất năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 

     Bộ luật hình sự cũng quy định người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi trong trường hợp này họ tự đặt mình vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 

     Ngoài ra. Có những tội phạm phải do chủ thể có điều kiện đặc biệt mới thực hiện được. Những chủ thể có dấu hiệu ấy được gọi là chủ thể đặc biệt. Bao gồm dấu hiệu về: chức vụ; quyền hạn; dấu hiệu nghề nghiệp; tính chất công việc; dấu hiệu giới tính; dấu hiệu quan hệ gia đinh; họ hàng.

 

Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn về chủ thể của tội phạm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

 

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *