Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí, biểu tình của công dân

Căn cứ pháp lý

Điều 167 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

1. Cấu thành tội phạm tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

  • Khách thể của tội phạm

Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân là hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân.

Hành vi phạm tội của Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân đã xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013 và được quy định cụ thể trong Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin và văn bản quy phạm pháp luật khác.

Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ liên quan đến các quyền nêu trên.

  • Mặt chủ quan của tội phạm

Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý gián tiếp hoặc cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Người phạm tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân có nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị xâm phạm.

  • Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân.

Dùng vũ lực

Hành vi dùng vũ lực trong tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình công dân cũng tương tự với hành vi dùng vũ lực ở một số tội phạm khác mà người phạm tội có dùng vũ lực, nhưng ở tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, hành vi dùng vũ lực là nhằm cản trở không cho công dân được tự do ngôn luận, tự do báo chí hoặc không cho công dân được tiếp cận thông tin hay biểu tình.

Hành vi này, thông thường là làm thế nào để không cho công dân thực hiện các quyền trên như: đánh, đấm, trói, lừa lọc, che giấu thông tin… Những hành vi này chủ yếu làm tê liệt sự kháng cự của người bị hại để bị hại không thể bày tỏ mong muốn của mình hay tiếp cận thông tin mình quan tâm.

Đe doạ dùng vũ lực

Đe doạ dùng vũ lực là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi như: doạ giết, dọa đánh, dọa bắn… làm cho người bị hại sợ dẫn đến không thể tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hay biểu tình. Người phạm tội có thể đe dọa dùng vũ lực trực tiếp với nạn nhân như dọa giết nạn nhân,… nhưng cũng có thể đe dọa sẽ dùng vũ lực với người thân thích, người mà nạn nhân quan tâm nếu nạn nhân ko làm theo ý muốn của người phạm tội,…

Đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của tổ chức và chưa hết thời hạn được xóa kỷ luật, nay lại có hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân.

Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý kỷ luật, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Luật Xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính, nay lại có hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân thì cũng không cấu thành tội phạm này.

  • Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ, có thể là cá nhân phạm tội nhưng cũng có thể là vụ án đồng phạm. Trong trường hợp là vụ án đồng phạm, các chủ thể có thể cùng là người thực hành, cùng trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng cũng có thể có sự phân chia nhiệm vụ đối với từng đồng phạm như người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội phạm này. Điều luật cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tuy nhiên Khoản 1 của Điều 167 quy định tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân thuộc nhóm tội phạm ít nghiêm trọng và Khoản 2 Điều này thuộc nhóm tội nghiêm trọng. Do đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Chủ thể của tội phạm còn phải là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Nếu người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự thì có thể được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự.

2. Hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân

Điều 167 Bộ luật Hình sự quy định 03 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm.

– Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;

Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau,vạch kế hoạch để thực hiện hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân của công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó, có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ; nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội này.

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trường hợp này vì hành vi xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân khiến cho dư luận lên án, người dân cảm thấy bất công, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ổn định an toàn xã hội.

– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

 

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 02/11/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *