THỦ TỤC THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Tuy nhiên quy trình để thành lập hợp tác xã như thế nào thì không phải ai cũng biết, vì vậy Luật Winlegal sẽ cùng bạn tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này

  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật Hợp tác xã 2012.
  • Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 193/2013/NĐ-CP;
  • Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
  • Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi một số điều Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT.
  1. Thành phần hồ sơ

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã (theo mẫu Phụ lục I-1);

– Điều lệ của hợp tác xã;

– Phương án sản xuất kinh doanh (Theo mẫu – Phục lục I-2);

– Danh sách thành viên (Theo mẫu – Phụ lục I-3);

– Danh sách Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát (Theo mẫu – Phụ lục I-4).

– Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung như:

+ Thông qua Điều lệ Hợp tác xã

+ Thông qua danh sách thành viên Hợp tác xã;

+ Thông qua kết quả bầu cử Hội đồng quản trị, người đại diện pháp luật…

+ Thông qua phương án sản xuất, kinh doanh;

+ Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

  1. Một số vấn đề sau khi có Đăng ký kinh doanh của hợp tác xã

3.1. Khắc con dấu và đăng ký con dấu

Hợp tác xã khác với doanh nghiệp, do vậy hiện nay Hợp tác xã vẫn chưa được quyền tự quyết định số lượng và hình thức con dấu, việc khắc dấu sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã thì người đại diện pháp luật của Hợp tác xã hoặc người được ủy quyền phải thực hiện thủ tục khắc dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể:

Đội Đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và con dấu – Phòng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội công an tỉnh, thành phố nơi có trụ sở của Hợp tác xã.

Hợp tác xã chủ động xây dựng công tác quản lý, sử dụng con dấu và con dấu cũng như các tài liệu quan trọng, hồ sơ pháp nhân của hợp tác xã phải được lưu tại trụ sở chính của hợp tác xã.

3.3. Treo biển hợp tác xã

Biển hiệu của hợp tác xã phải được treo tại trụ sở chính, các đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…) và phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về nội dung và hình thức của biển hiệu. Tên bằng tiếng Việt của hợp tác xã phải được viết to hơn tên bằng tiếng nước ngoài nếu có. Nếu hợp tác xã không treo biển hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

3.4. Kê khai và nộp thuế môn bài, đăng ký phương pháp tính thuế

Sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, hợp tác xã liên hệ với cơ quan thuế để nộp tờ khai thuế môn bài và thực hiện việc nộp thuế qua tài khoản ngân hàng (được mở tại những ngân hàng có liên kết với cơ quan thuế). Đồng thời hợp tác xã được quyền tự chủ lựa chọn phương pháp tính thuế (khấu trừ hoặc trực tiếp) và phải làm thủ tục này với cơ quan thuế.

Trên đây là Quy định về thủ tục thành lập hợp tác xã theo pháp luật hiện hành mà bạn cần quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc soạn hồ sơ thành lập hợp tác xã theo đúng quy định của pháp, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms Lan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *