Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài

 Khi thương nhân nước ngoài đặt chi nhánh của mình tại Việt Nam thì phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sec làm rõ quyền và nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài.

1.Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005

2.Thế nào là thương nhân nước ngoài?

        Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

      Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (khoản 1 điều 16 luật thương mại 2005).

3.Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

     Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (khoản 7 Điều 3 Luật thương mại 2005 )

4.Điều kiện để thương nhân nước ngoài đặt Chi nhánh tại Việt Nam

       Để đặt chi nhánh tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Thương nhân là người được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

– Chi nhánh của thương nhân đã hoạt động ít nhất 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân.

– Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5.Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài

     Theo quy định của pháp luật hiện hành, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của chi nhánh của mình tại Việt Nam.

5.1 Quyền của chi nhánh

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền sau đây:

– Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.

– Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

– Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ Điều 19 Luật thương mại 2005)

5.2. Nghĩa vụ của chi nhánh

Pháp luật hiện hành quy định Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau:

– Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.

– Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ Điều 20 Luật thương mại 2005)

Trên đây là những giải đáp về quyền và nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *