Đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bước chân vào thị trường. Tại Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập quyền theo nguyên tắc “Fisrt to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Theo đó, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng. Vậy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có lợi ích gì đối với doanh nghiệp? Quy trình, thủ tục, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất được thực hiện như nào? Tất cả sẽ được Luật Winlegal giải đáp trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019;
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung theo Nghị định 122/2010/NĐ-CP;
- Quyết định 2525/QĐ-BKHCN ngày 4/9/2018 về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của cục sở hữu trí tuệ;
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, Thông tư 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;
Đối tượng cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài tự mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sx không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký;
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế chung;
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu;
- Người nhận chuyển quyền đăng ký dưới dạng hợp đồng bằng văn bản để thừa kế.
Cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Thành phần hồ sơ cần thiết để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu: 02 bản;
- Mẫu nhãn hiệu: 07 mẫu nhãn hiệu kích cỡ bằng nhau không lớn hơn 8cm, không nhỏ hơn 8mm và danh mục nhãn hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý cho đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Giấy uỷ quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện nộp hồ sơ;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều kiện cần đáp ứng và thời gian thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt;
- Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố;
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Không gây nhầm lẫn, trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn.
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Thời gian thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký lần đầu: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn;
- Thẩm định nội dung lần đầu: Không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn;
- Thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá 1/3 thời gian thẩm định tương ứng bên trên
- Thời hạn thẩm định lại hình thức đơn và nội dung đơn bằng 2/3 thời gian thẩm định lần đầu, vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
- Hiệu lực của văn bằng bảo hộ: 10 năm, được gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Lệ phí nhà nước khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Lệ phí nộp đơn: 75.000 VNĐ;
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/nhóm (trong một nhóm, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi phải nộp thêm 120.000VNĐ/sản phẩm (dịch vụ);
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000VNĐ (trong một nhóm, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi phải nộp thêm 30.000VNĐ/sản phẩm (dịch vụ);
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000VNĐ;
- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000VNĐ;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000VNĐ.
Quy trình và thủ tục cấp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN thì trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận đơn
- Quý Khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc tài liệu nộp để kiểm tra khi đối chiếu với bản sao).
- Cụ thể hiện nay có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
- Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
- Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).
- Thời hạn thẩm định hình thức đơn: là 01(một) tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 (mười) ngày.
Bước 3: Công bố hợp lệ
- Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Công ty phải nộp lệ phí công bố đơn.
- Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
- Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
- Thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau đây:
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
- Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
- Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hoá, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hoá, dịch vụ.
- Thời hạn thẩm định nội dung: là 06 (sáu) tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm không quá 03 tháng;
Bước 5: Cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:
- Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
- Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;
- Đơn thuộc cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những Công ty về việc cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những Công ty.
- Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày Công ty nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.
Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ
- Mọi quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quyết định chấp nhận đăng ký quốc tế đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Các thông tin được công bố gồm thông tin ghi trong quyết định tương ứng: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi Công ty đã nộp lệ phí công bố theo quy định.
Có thể bạn quan tâm: Đăng ký kinh doanh chỉ từ 499K
Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Lợi ích đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu không chỉ giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của bạn với các cá nhân tổ chức khác mà còn giúp cho thương hiệu, nhãn hiệu của bạn được pháp luật bảo vệ trước những hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh. Bạn có tìm hiểu chi tiết về lợi ích của đăng ký nhãn hiệu trong bài viết tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những gì?
Thành phần hồ sơ gồm có: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu – 2 bản, mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ – 5 bản, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký, chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và các giấy tờ khác.
Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?
Cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bản giấy thông qua bưu điện hoặc tới trực tiếp tại Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do
Những lưu ý cần biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó chưa có người đăng ký.
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ không được trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước.
- Địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nên là địa chỉ cố định và có thể nhận được hồ sơ do bên Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp để tránh trường hợp thất lạc (các quyết định, thông báo của Cục đều gửi về theo đường bưu điện dù bạn nộp đơn qua mạng hay trực tiếp).
- Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể gắn chữ “R” lên nhãn hiệu, bao bì hàng hóa để khách hàng, đối tác có thể nhận biết nhãn hiệu của bạn đã được bảo hộ.
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận nhãn hiệu) do Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ có thời hạn sử dụng là 10 năm. Cá nhân, tổ chức phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực nhưng không được quá 5 năm kể từ ngày văn bằng hết hiệu lực. Mỗi văn bằng có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần bảo hộ là 10 năm.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của luật Winlegal
Mặc dù đã có những hướng dẫn chi tiết cụ thể về trình tự, thủ tục hồ sơ thực hiện xin cấp bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn luật Winlegal đã nhận được nhiều phản ánh từ khách hàng đa phần liên quan đến việc không đăng ký bảo hộ thành công. Và nếu bạn cũng đang gặp phải những vấn đề như các khách hàng của chúng tôi thì hãy đến với Winlegal.
Winlegal có 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư, Tư vấn thẩm định dự án, Tố tụng. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã thực hiện tư vấn thành công cho hàng nghìn khách hàng cá nhân doanh nghiệp các thủ tực liên quan đến pháp lý. Với phương châm “ Tín nhiệm cùng thành công” Winlegal đang liên tục nâng cấp và hoàn thiện mình để xứng đáng trở thành địa chỉ tin cậy cho mọi khách hàng khi cần đến dịch vụ tư vấn luật.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): B9, ngõ 193 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn
Website: https://winlegal.vn/