Cần làm gì khi bị công an triệu tập lên làm việc

Cần làm gì khi bị công an triệu tập lên làm việc

Khi bị công an triệu tập, người dân cần hiểu rõ nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật và chuẩn bị sẵn tâm lý, nội dung nói chuyện để sẵn sàng trình bày cho cơ quan công an điều tra.

Các trường hợp Công an được phép gửi giấy triệu tập

Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại cơ quan tố tụng hình sự. Các đối tượng phải có mặt theo giấy là một nghĩa vụ bắt buộc bao gồm:

  • Bị can có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Bị cáo có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Bị hại có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Bị đơn dân sự có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 65 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;(Xem thêm: Những người tham gia tố tụng dân sự gồm những ai? )
  • Người làm chứng có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người chứng kiến có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 67 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ quy định tại Điều 68, 69, 70 Bộ luật Hình sự 2015;

Phải làm gì khi bị Công an triệu tập

Nghĩa vụ của người dân

Khi nhận được giấy triệu tập của công an, hay cơ quan điều tra thì người dân phải có trách nhiệm chấp hành và đến trình diện tại cơ quan điều tra để phối hợp làm rõ vụ án. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp vì nhiều lý do mà khi nhận được giấy triệu tập của công an. Các trường hợp người dân bắt buộc phải có giấy triệu tập nếu không sẽ có thể bị áp dụng biện pháp áp giải hoặc dẫn giải là:

  • Người làm chứng theo Điểm a khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người bị hại theo Điểm b khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo điểm c khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015
  • Bị can theo khoản 3 Điều 182 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;

Nội dung cần chuẩn bị khi bị công an triệu tập

Nội dung làm việc với người dân được sẽ ghi trong giấy triệu tập. Người được triệu tập chỉ có trách nhiệm hợp tác, khai báo, làm việc trong phạm vi nội dung được đề cập tới trong giấy triệu tập.

Người được cơ quan điều tra có quyền yêu cầu đơn vị, người triệu tập giải thích quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu có bất cứ hành vi nào nhằm trấn áp tinh thần, bị công an đánh, các hình thức ép cung, bức cung… công dân cần có thái độ phù hợp, không thái quá, đồng thời yêu cầu ngừng làm việc để có người giám hộ hoặc yêu cầu nhờ luật sư bào chữa. Trường hợp bị ép cung, bức cung, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo đồng chí công an có hành vi sai phạm cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.(Xem thêm: Ai là người có quyền nhờ luật sư bào chữa khi bị tạm giam? )

Giấy triệu tập được gửi cho ai?

Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án. Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:

Cần làm gì khi bị công an triệu tập lên làm việc

Cần làm gì khi bị công an triệu tập lên làm việc

Bị can có nghĩa vụ:

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 60 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;”

Bị cáo có nghĩa vụ:

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;”

Bị hại có nghĩa vụ:

Quy định tại điểm a khoản 4 Điều 62 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;”

Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 63 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”

Xem thêm: Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự

Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ:

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”

Người làm chứng có nghĩa vụ:

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;”

Xem thêm: Cách giải quyết tranh chấp dân sự nhanh nhất

Người chứng kiến có nghĩa vụ:

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 67 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”

Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:

Tại Điều 68, 69, 70 BLTTHS 2015:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;”

Khi Bị công an gửi giấy triệu tập không đi có được không?

Giấy triệu tập chỉ mang tính chất bắt buộc đối với các trường hợp đã được nêu trên. Theo đó, tùy vào một số trường hợp cụ thể cũng như vai trò của người bị triệu tập trong vụ án mà người bị triệu tập có thể bị áp giải; hoặc dẫn dải trong trường hợp nhận được giấy triệu tập của công an mà không đến căn cứ theo điều 127 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.

Ngoài ra, trường hợp bị can không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thị Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải căn cứ theo khoản 3 Điều 182 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

Người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi bị công an triệu tập trái luật

Căn cứ theo Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định thì mọi người dân đều có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền khi cá nhân, cơ quan tổ chức làm sai quy định pháp luật. Khi có khiếu nại, tố cáo, cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền phải tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân về hành vi sai pháp luật đó. Đồng thời, theo Điều 32 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

Luật sư tư vấn khiếu nại, tố cáo hành vi trái quy định

Luật sư hỗ trợ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hành vi trái quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, cụ thể bằng những công việc sau:

  • Tư vấn luật hình sựcác quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo và vấn đề pháp lý khác có liên quan đến hành vi bị khiếu nại tố cáo, quyền của người khiếu nại, tố cáo;
  • Hỗ trợ khách hàng tham gia cùng khách hàng làm việc tại cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng;
  • Hỗ trợ, hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng minh có hành vi vi phạm xảy ra;
  • Các công việc khác liên quan theo yêu cầu của khách hàng.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *