Bị can. Quyền và nghĩa vụ của bị can

Thuật ngữ bị can thường được nhắc đến trong các vụ án hình sự. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thế nào là bị can, các quyền và nghĩa vụ của bị can.

1.Thế nào là bị can?

Theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người hoặc tổ chức bị khởi tố về hình sự sẽ được gọi là bị can. Bị can có quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó, theo quy định của Bộ luật này.

2. Quyền của bị can

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bị can (kể cả là pháp nhân) có các quyền như sau:

– Được biết lý do mình bị khởi tố

– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này

– Nhận quyết định khởi tố bị can và các quyết định khác liên quan đến vụ án: Bị can có quyền nhận quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, bản kết luận điều tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến: Bị can có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến và không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu kiểm tra, đánh giá

– Được đưa ra các đề nghị:

+ Đề nghị giám định, định giá tài sản;

+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

+ Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

+ Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu liên quan đến việc bào chữa;

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Nghĩa vụ của bị can

– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Có thể áp dụng biện pháp áp giải hoặc truy nã (nếu bỏ trốn) trong trường hợp bị can vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về “Bị can, quyền và nghĩa vụ của bị can”  mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *