TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Hoạt động giám định trong tố tụng dân sự (TTDS) là việc người giám định sử dụng những kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến giải quyết vụ việc dân sự (VVDS) theo trưng cầu. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về trưng cầu giám định trong TTDS nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Luật Giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.

1. TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH LÀ GÌ?

  • Trưng cầu giám định là việc Tòa án ra quyết định yêu cầu tổ chức hoặc người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cần thiết về lĩnh vực có đối tượng cần giám định đưa ra kết luận khoa học về tình tiết, sự kiện của VVDS.
  • Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến VVDS do cơ quan giám định thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

2. TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH TRONG BLTTDS

– Thứ nhất, về điều kiện trưng cầu giám định

  • Khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015 quy định: “Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự”.
  • BLTTDS 2015 khẳng định Tòa án chỉ tiến hành trưng cầu giám định trong 02 trường hợp đó là: (i) ĐS có yêu cầu; (ii) Xét thấy cần thiết.

– Thứ hai, về chủ thể thực hiện hoạt động trưng cầu giám định

  • BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền trưng cầu giám định thuộc về Tòa án.
  • Trưng cầu giám định là hoạt động do Thẩm phán hoặc người tiến hành tố tụng thực hiện khi có yêu cầu của ĐS hoặc khi xét thấy cần thiết nhằm làm chứng cứ và cơ sở để giải quyết VVDS. 
  • Trong quyết định trưng cầu giám định ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định và các yêu cầu khác mà cần có kết luận của người giám định.

– Thứ ba, về nội dung đơn yêu cầu trưng cầu giám định của ĐS

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung 2020, khi yêu cầu giám định người yêu cầu phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu và đồ vật có liên quan (nếu có).
  • Ngoài ra, gồm các tài liệu bao gồm: Bản sao giấy chứng minh mình là ĐS trong VVDS, người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
  • Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung theo khoản 2 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung 2020 như: Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; Nội dung yêu cầu giám định; Tên và đặc điểm của đối tượng giám định…..

Trên đây là những nội dung về hoạt động trưng cầu giám định trong TTDS, WINLEGAL chia sẻ đến bạn đọc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 16/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *