Công ty hợp danh gồm có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Hai loại thành viên này có địa vị pháp lý giống và khác nhau ở điểm nào? Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn so sánh điểm giống và khác của thành viên hợp danh với thành viên góp vốn.
Mục lục
I. Những điểm giống nhau
– Đều là thành viên công ty hợp danh;
– Không giới hạn số lượng thành viên;
– Có trách nhiệm góp đủ, đúng hạn số vốn cam kết;
Thời hạn góp vốn đều là 15 ngày kể từ ngày hội đồng thành viên chấp nhận (trừ trường hợp, hội đồng thành viên thay đổi thời hạn nộp vốn);
– Được cấp giấy chứng nhận góp vốn sau khi đã góp đủ số vốn cam kết;
– Được quyền tham gia các cuộc họp để thảo luận và biểu quyết về các vấn đề liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của mình;
– Được quyền yêu cầu công ty cung cấp đầy đủ, chính xác về tình hình, kết quả kinh doanh.
II. Những điểm khác nhau
Tiêu chí | Thành viên hợp danh | Thành viên góp vốn |
Khái niệm | Thành viên hợp danh là chủ sở hữu của công ty hợp danh và phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty | Thành viên góp vốn là là tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty hợp danh và từ đó trở thành thành viên của công ty. Thành viên góp vốn sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty |
Tính chất | Là chủ doanh nghiệp/người quản lý doanh nghiệp | Chỉ là thành viên |
Đối tượng | Cá nhân | Cá nhân, tổ chức |
Số lượng | Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. | Không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh. |
Điều kiện gia nhận / khai trừ | Nhận được sự đồng ý từ 3/4 thành viên hợp danh trở lên. | Nhận được sự đồng ý từ 2/3 thành viên hợp danh trở lên. |
Trách nhiệm | Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. | Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. |
Xử phạt đối với việc góp vốn không đủ và đúng hạn | Chịu trách nhiệm bồi thường các khoản thiệt hại đã gây ra. | – Số vốn chưa góp đủ được xem là khoản nợ của thành viên đó đ/v công ty;
– Xóa bỏ tư cách thành viên theo quyết định của hội đồng thành viên. |
Điều hành công ty | Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước… | Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. |
Lợi nhuận | Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty. | Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty. |
Chuyển nhượng vốn | Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. | Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. |
Hạn chế | – Không được đứng tên của doanh nghiệp tư nhân.
– Không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp nếu được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. – Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác mà chỉ được phục vụ lợi ích của công ty. – Không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. |
Không bị hạn chế |
Trên đây là những giải đáp về sự giống và khác nhau giữa thành viên góp vốn với thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My
Ngày xuất bản: 17/01/2024