Bình luận tội phản bội tổ quốc

Phản bội tổ quốc là hành vi cấu kết với nước ngoài của công chúng Việt Nam nhằm gây nguy hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, của lực lượng bảo vệ Tổ quốc.

1. Khái niệm về tội phản quốc

Phản quốc là một trong những tội ác nghiêm trọng nhất đe dọa đến an ninh quốc gia. Trước khi ra đời bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985), tội phản quốc đã được quy định ở Pháp. Việc trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967 và tại Nghị định số 03 năm 1976. Trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999, tội phản quốc được xếp vào một tội danh trong chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Tổ quốc yêu cầu phải có các dấu hiệu sau:

(i) Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là công dân Việt Nam;

(ii) Đối tượng của thỏa thuận với nước ngoài;

(iii) Mục đích của đối tượng khi cộng tác với nước ngoài là chống lại nhà nước Việt Nam.

Hình phạt tối đa được quy định cho tội này là tử hình.

Được định nghĩa là hành động của: Công dân Việt Nam âm mưu ra nước ngoài xâm hại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, của lực lượng bảo vệ Tổ quốc, của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tội phản quốc được quy định cụ thể tại Điều 108 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Dấu hiệu tội phản bội tổ quốc

Thủ phạm hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm nhằm mục đích thực hiện hành vi, được xác định là nhằm mục đích gây nguy hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiềm năng Quốc phòng và An ninh.

3. Bình luận các căn cứ cấu thành tội phản bội tổ quốc

3.1 Về mặt khách quan của tội phạm

Tội phản bội tổ quốc được đặc trưng bằng hành vi câu kết với nước ngoài của công dân Việt Nam. Hành vi câu kết với nước ngoài có nghĩa là việc người phạm tội có quan hệ qua lại thực hiện hành vi xác lập các mối quan hệ chặt chẽ với nước ngoài (có thể là cá nhân nước ngoài, tổ chức chính trị – xã hội nước ngoài hay nhà nước nước ngoài), phối hợp với nước ngoài trong các hoạt động chống phá tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự liên hệ này được thể hiện dưới một số góc độ sau: gặp gỡ, bàn bạc, trao đổi những thông tin nhằm chống phá Tổ quốc, nhận sự cung ứng tiền bạc, vũ khí,…vv; tiếp tay cho các thế lực nước ngoài để họ thực hiện hành vi chống phá Tổ quốc. Tuy nhiên cần tránh nhầm lẫn giữa hành vi câu kết với nước ngoài với các hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khác có mối liên hệ với nước ngoài. 

Hành vi cấu kết với nước ngoài được thể hiện cụ thể bằng hành động cụ thể như: 

  • Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chính trị và các mặt khác nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; bàn bạc về âm mưu, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 
  • Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về tài chính, vũ khí hoặc phương tiện kỹ thuật, khoa học công nghệ hoặc lợi ích vật chất khác phục vụ cho hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. 
  • Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài tiến hành các hoạt động chống phá Tổ quốc gây nguy hại cho độc lập chủ quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 
  • Tiếp tay tạo điều kiện cho nước ngoài để hoạt động chống chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 
  • Dù được thực hiện dưới hình thức nào, về thực chất, người thực hiện hành vi phản bội Tổ quốc chỉ là tay sai cho nước ngoài, được nước ngoài sử dụng như công cụ chống lại Tổ quốc mình. 

3.2 Về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp và mục đích phạm tội là nhằm thay đổi chế độ chính trị, lật đổ chính quyền nhân dân. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. 

Mục đích phạm tội: Người phạm tội thực hiện hành vi trên nhằm chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Mục đích chống chính quyền nhân dân là mục đích bắt buộc của cấu thành tội phạm tội phản bội Tổ quốc. 

3.3 Mặt khách thể của tội phạm

Điều 44 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”. Do đó, khách thể của tội phản bội Tổ quốc gồm 03 nhóm quan hệ xã hội đặc biệt quan trọng, đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiềm lực quốc phòng, an ninh, đây là những quan hệ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa sống còn của quốc gia.

3.4 Về mặt chủ thể của tội phạm

Khác với một số tội phạm thông thường, chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ (đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi), tức là người mang quốc tịch Việt Nam. Người có quốc tịch Việt Nam có thể là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam hoặc có thể là người có nhiều quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt Nam. Họ có thể sinh sống tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài. 

Những người không phải là công dân Việt Nam (người nước ngoài, người không quốc tịch) không phải là chủ thể của tội phản bội Tổ quốc. Người nước ngoài, người không có quốc tịch cấu kết với công dân Việt Nam gây nguy hại đến các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc với vai trò là đồng phạm (người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục). Tuy nhiên, việc xác định người nước ngoài, người không có quốc tịch có thể coi là đồng phạm với vai trò tổ chức, xúi giục, giúp sức trong tội phản bội Tổ quốc hiện còn có ý kiến khác nhau.

Bài viết trên đây đã bình luận ngắn gọn về tội phản bội tổ quốc mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *