Theo quy định của Điều 111 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội xâm phạm an ninh lãnh thổ gồm 03 trường họp phạm tội với các dấu hiệu pháp lý riêng.
* về trường hợp phạm tội thứ nhất – Hành vi xâm nhập lãnh thổ Việt Nam (nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam)
Đây là trường hợp chủ thể đã có hành vi vượt biên giới (trên đất liền, trên biển, trên không) vào lãnh thổ Vỉệt Nam một cách trái phép bằng phương tiện, phương thức bất kỳ. Lỗi của chủ thể là cố ý và với mục đích sau khi xâm nhập sẽ thực hiện các hành vi gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam. Mục đích này cho phép phân biệt tội này với các tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại Điều 283 và Điều 284 BLHS.
* về trường hợp phạm tội thứ hai – Hành vi làm sai lệch đường biên giới quốc gia
Đây là trường hợp chủ thể đã làm thay đổi vị trí đúng của đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam với nước khác qua hành động như hành động di dời mốc biên giới quốc gia vào phía lãnh thổ Việt Nam hoặc qua hành động làm thay đổi dòng chảy của con sông đang được coi là đường biên giới tự nhiên vào phía lãnh thổ Việt Nam. Lỗi của chủ thể là cố ý và với mục đích gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam.
* về trường hợp phạm tội thứ ba – Hành vi khác (nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam)
Đây là trường hợp chủ thể có các hành động khác với hai loại hành động nói trên nhưng cũng có tính chất gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam thể hiện qua việc gây mất ổn định về an ninh trật tự tại khu vực biên giới như hành vi bắn phá vào lãnh thổ Việt Nam ở khu vực biên giới V.V.. Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý và với mục đích gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam.
Đoạn 1 của điều luật quy định khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho người tổ chức, người hoạt động đắc lực và người gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, người tổ chức được hiểu là người có hành vi thành lập hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm có tổ chức tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; người hoạt động đắc lực là người tham gia đồng phạm và đã thực hiện hành vi thể hiện vai trò tích cực và mức độ tham gia quan trọng của mình; người gây hậu quả nghiêm trọng là người tham gia đồng phạm và đã thực hiện hành vi cụ thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Đoạn 2 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 05 năm đến 15 năm được áp dụng cho người đồng phạm khác. Đó là người tham gia đồng phạm nhưng không phải là người hoạt động đắc lực cũng như không phải là người gây hậu quả nghiêm trọng nêu trên.
Đoạn 3 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ. Quy định này là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999, thể hiện rõ đường lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một cách rõ ràng giữa trường hợp chuẩn bị phạm tội và trường hợp tội phạm hoàn thành ở tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.
Mục đích của việc đảm bảo an ninh quốc gia
Thứ nhất, bảo vệ cho chế độ chính trị của đất nước, bảo vệ chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay của nước ta. An ninh quốc gia cần thực hiện để bảo vệ cho chủ quyền của quốc gia trước sự xâm phạm của các thế lực thù địch, và chống phá nhà nước; bảo vệ nền độc lập dân tộc để con người được sống trong sự hòa bình, thống nhất và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Thứ hai, bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, việc truyền bá những tư tưởng phản động có xu hướng chống đối với nhà nước, phát tán những văn hóa đồ trụy gây ảnh hướng đến nền văn hóa của dân tộc đều sẽ bị ngăn chặn để bảo vệ an ninh cho dân tộc; bảo vệ an ninh của khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo lợi ích hợp pháp và quyền hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan theo đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, nhiệm vụ bảo vệ trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như các lĩnh vực về kinh tế, bảo vệ quốc phòng, đối ngoại với bên ngoài đất nước và bảo vệ các lợi ích khác của một quốc gia để đảm bảo phát triển xã hội và ổn định cho xã hội.
Thứ tư, nhiệm vụ của an ninh rất quan trọng, đó chính là việc bảo vệ cho các bí mật của Nhà nước và bảo vệ cho các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia của đất nước.
Thứ năm, một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và làm thất bại các hoạt động làm ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia, loại trừ các hoạt động xâm phạm đến nền an ninh quốc gia của đất nước, và ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia của các thế lực thù địch và chống phá nhà nước gây mất trật tự và sự hòa bình của đất nước.
Bài viết trên đây đã Bình luận về quy định tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên viên: Ms. Thương