Xử lý vi phạm về Video hai phụ nữ tắm ở Hồ Gươm

 

Những ngày vừa qua, trên nhiều diễn đàn lan truyền video hai cô gái tắm dưới Hồ Gươm, điều này đã gây ra nhiều tranh cãi liệu họ có vi phạm các quy định tại nơi được xem là di tích lịch sử, di tích quốc gia theo quyết định 2383/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ.

Theo thông tin ban đầu thì đây là hai thanh niên Gen Z sinh năm 2001 và 2006, trong một ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Hà Nội đã nẩy ra ý tưởng tắm tại hồ nước đắc địa nổi tiếng của Hà Nội. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh, Hồ Gươm còn mang giá trị lịch sử, giá trị tinh thần đối với người dân thủ đô và khách tham quan trong và ngoài nước. Cùng với giá trị đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các quy chế quản lý vào năm 2002, trong đó đã quy định rõ :

  1. Thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa; trang phục lịch sự; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố Hà Nội; không có những hành vi, lời nói thô tục, thiếu văn hoá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
  2. Không đi, để các phương tiện giao thông đường bộ trên hè, lòng đường và các vị trí công cộng khác trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, xử lý sự cố điện, xe thu gom rác và các phương tiện thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xe lăn của người khuyết tật).
  3. Không dừng, đỗ các phương tiện giao thông trước các điểm chốt ra vào của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  4. Không tổ chức biểu tình, tuần hành, tụ tập đông người trái pháp luật; tuyên truyền các nội dung trái pháp luật; tổ chức các hoạt động gây mất trật tự công cộng.
  5. Không mang vật nuôi, gia súc, gia cầm vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
  6. Không thực hiện hành vi dẫm, nằm lên thảm cỏ, ghế ngồi; ngắt hoa, trèo cây, bẻ cành, hái quả, chặt hạ, hủy hoại cây xanh.
  7. Không bơi lội, câu, đánh bắt cá và sinh vật khác dưới lòng hồ Hoàn Kiếm.
  8. Không tổ chức hoạt động đánh bạc dưới mọi hình thức, không tổ chức đua xe trái phép, bói toán, mại dâm, sử dụng ma tuý, các chất kích thích khác, tổ chức ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép theo quy định)và các hành vi gây mất trật tự công cộng.
  9. Không xả rác thải, phóng uế, tiểu tiện, chất thải của vật nuôi không đúng nơi quy định.
  10. Không thực hiện hành vi di chuyển hoặc làm hư hại các thiết bị tài sản, vật dụng, thiết bị kỹ thuật lắp đặt, trang trí tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  11. Không viết, vẽ, chạm, khắc, bôi bẩn, treo, dán tờ rơi quảng cáo, rao vặt lên tượng đài, ghế ngồi và các công trình kiến trúc, cây xanh.
  12. Không bán hàng rong, đánh giày, đeo bám khách du lịch để nài ép mua, ép bán, xin ăn, xin tiền dưới mọi hình thức
  13. Không sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường, thu hút và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của không gian đi bộ. Các tổ chức, cá nhân khi mang phương tiện, dụng cụ, thiết bị âm thanh vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để tổ chức hoạt động phải xuất trình văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động. Không thực hiện quảng cáo dưới mọi hình thức khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền
  14. Không phát tán, tuyên truyền, lưu hành, phổ biến, trưng bày các sản phẩm văn hoá, xuất bản phẩm bị cấm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây hiểu nhầm và xung đột với các nền văn hóa khác.
  15. Đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố Hà Nội.
  16. Không thực hiện các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Trong bối cảnh Hồ Gươm có rất đông người tham gia đi bộ, hoạt động vui chơi, tham quan thắng cảnh, hai phụ nữ trên đã vi phạm nếp sống văn minh và quy tắc ứng xử tại nơi công cộng. Việc tắm tiên ở đây là vô cùng phản cảm và vi phạm cả quy định không bơi lội, câu, đánh bắt cá và sinh vật khác dưới lòng hồ Hoàn Kiếm. Theo  điểm A khoản 1 điều 7 nghị định 144/2021/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị phạt từ 300 đến 500.000 đồng cho vi phạm quy định này. Tùy vào mức độ tác động đến dư luận của hành động này, ở mức nghiêm trọng có thể bị xử phạt từ 5 – 8.000.000 đồng.

Bên cạnh đó đây cũng chỉ mới là giả thuyết, video clip đang lan truyền hoàn toàn có thể chỉ là sản phẩm cắt ghép nhằm câu like, câu view của một số đối tượng. Hành vi này được cho là gây bức xúc cho bộ phận lớn người xem trên không gian mạng. Nếu hình ảnh này là đưa tin sai sự thật để câu like trên mạng xã hội, người đưa thông tin sai sự thật có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với mức xử phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trong phạm vi nhỏ bé của bài viết, Công ty Luật Winlegal xin được gửi đến quý khách hàng những thông tin cơ bản về những hành vi được cho là vi phạm tại nơi công cộng cũng như trên không gian mạng. Hi vọng qua đó sẽ có phổ biến được những thông tin hữu ích tới quý đọc giả. Mọi nhu cầu hỗ trợ về pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

HUYỀN VŨ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *