Trình tự, thủ tục nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Theo quy định nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần của tổ chức tín dụng nếu đáp ứng được các điều kiện luật định. Vậy khi đáp ứng được các điều kiện thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành mua cổ phần như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ làm rõ: Trình tự, thủ tục nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

I. Cơ sở pháp lý

II. Tổ chức tín dụng là gì?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.

Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

– Nhận tiền gửi.

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn;

+ Tiền gửi tiết kiệm;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi;

+ Kỳ phiếu;

+ Tín phiếu;

+ Các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

– Cấp tín dụng.

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc:

+ Có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay;

+ Chiết khấu;

+ Cho thuê tài chính;

+ Bao thanh toán;

+ Bảo lãnh ngân hàng.

– Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, bao gồm:

+ Cung ứng phương tiện thanh toán;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng;

+ Các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

III. Nhà đầu tư nước ngoài

nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

Nhà đầu tư nước ngoài gồm:

– Cá nhân nước ngoài: người không mang quốc tịch Việt Nam;

– Tổ chức nước ngoài:

– Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ chức này tại Việt Nam;

– Tổ chức, quỹ đóng, quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

Nhà đầu tư chiến lược là tổ chức nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam và hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam chuyển giao công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành.

IV. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Về điều kiện nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng thì các bạn tham khảo tại đây: https://winlegal.vn/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-co-duoc-mua-co-phan-cua-to-chuc-tin-dung/

V. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

– Cá nhân nước ngoài: không quá 5% vốn điều lệ;

– Tổ chức nước ngoài: không quá 15% vốn điều lệ;

– Nhà đầu tư chiến lược: không quá 20% vốn điều lệ;

– Nhà đầu tư nước ngoài + Người có liên quan: không quá 20% vốn điều lệ.

Lưu ý:

– Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

– Nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng Việt Nam sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần như trên.

VII. Các hình thức mua cổ phần tại tổ chức tín dụng của nhà đầu tư nước ngoài

– Mua cổ phần của cổ đông;

– Mua cổ phần khi tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ;

– Mua cổ phần khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.

VIII. Đồng tiền trong giao dịch và giá bán

– Đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua, bán cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam là Đồng Việt Nam.

– Tổ chức tín dụng chưa niêm yết: giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được xác định thông qua đấu giá hoặc thỏa thuận.

– Tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết: giá bán do tổ chức tín dụng quy định, tuân theo pháp luật về chứng khoán

IX. Trinh tự, thủ tục mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

– Trường hợp mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu cổ phần từ 10% vốn điều lệ trở lên; mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của một tổ chức tín dụng Việt Nam:

+ Tổ chức tín dụng Việt Nam (đối với tổ chức tín dụng chưa niêm yết cổ phiếu) hoặc tổ chức nước ngoài (đối với tổ chức tín dụng đã niêm yết cổ phiếu) lập hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua mạng điện tử đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận trước khi thực hiện giao dịch.

+ Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào các điều kiện quy định tại các Điều 9, 10 Nghị định 01/2014/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản việc mua cổ phần của tổ chức nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do.

– Trường hợp mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu cổ phần từ 5% vốn điều lệ trở lên và mua thêm cổ phần khi tổ chức nước ngoài đã sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2014/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng.

– Các trường hợp mua cổ phần khác, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định 01/2014/NĐ-CP:

+ Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam chưa niêm yết cổ phiếu lập hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến tổ chức tín dụng Việt Nam quyết định để đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP.

Tổ chức tín dụng Việt Nam quy định cụ thể hồ sơ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tín dụng Việt Nam phải trả lời nhà đầu tư nước ngoài bằng văn bản. Trường hợp không chấp thuận, tổ chức tín dụng Việt Nam phải nêu rõ lý do.

+ Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP.

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam quy định tại các khoản 1, 2 Điều 8 Nghị định 01/2014/NĐ-CP.

Trên đây là những giải đáp một số vấn đề liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày sản xuất: 03/01/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *