Trình tự, thủ tục mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Trình tự, thủ tục mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Winlegal sẽ giải đáp rõ về trình tự, thủ tục mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật.

I.Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005
  • Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa
  • Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 158/2006/NĐ-CP

II.Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai (điều 63 luật thương mại 2005).

Lưu ý: Hiện nay theo quy định của pháp luật thì chỉ có “Sở giao dịch hàng hóa” chứ không có “Sàn giao dịch giao dịch hàng hóa”

II.Trình tự thủ tục mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa

1.Đăng ký tham gia với tư cách là thành viên

Theo quy định tại điều 1 nghị định 51/2018/NĐ-CP thì thương nhân phải tiến hàng đăng ký thành viên của sở giao dịch hàng hóa thì mới được hoạt động qua sở giao dịch hàng hóa

– Về điều kiện tham gia

+ Đối với thành viên môi giới:

  •  Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp
  • Vốn pháp định từ 5 tỷ đồng trở lên
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tương bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định
  • Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của sở giao dịch hàng hóa

+ Đối với thành viên kinh doanh:

  • Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp
  • Vốn pháp định từ 75 tỷ đồng trở lên
  • Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của sở giao dịch hàng hóa

– Thẩm quyền xét duyệt: Sở giao dịch hàng hóa

2.Thực hiện ký quỹ

Sau khi trở thành thành viên của sở giao dịch hàng hóa thì thành viên phải thực hiện việc ký quỹ, mức ký quỹ sẽ do sở giao dịch hàng hóa quy định

– Thành viên kinh doanh phải thực hiện ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa

– Thành viên môi giới có nghĩa đóng tiền ký quỹ tại sở giao dịch hàng hóa để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới hàng hóa.

3.Tiến hành giao kết hợp đồng

Theo Điều 35 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì thành viên kinh doanh yêu cầu giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa sẽ bằng lệnh giao dịch.

Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, đóng vai trò là bên trung gian cho các bên tiến hành giao kết hợp đồng, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá tại Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP.

Đối với Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước và lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước Điều 37 Nghị định

158/2006/NĐ-CP.

Sau đó, kết quả giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa sẽ được công bố, khi đó sẽ biết được rằng ai đã khớp lệnh và trở thành một bên của giao dịch, nội dung khớp lệnh sẽ bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác.

4.Thực hiện hợp đồng

4.1 Phương thức thực hiện

– Thời hạn giao dịch hợp đồng qua sở giao dịch: được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng. Ngay sau khi hết hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đông.

– Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, theo quy định của Điều lệ hoạt động của sở giao dịch, sở giao dịch phải yêu cầu các thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng theo một trong các phương thức là giao dịch hợp đồng kỳ hạn hoặc giao dịch hợp đồng quyền chọn

– Trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng thì phải thông báo bằng văn bản cho sở giao dịch và nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua hoặc giao hàng vào trung tâm giao nhận hàng hóa nếu là bên bán.

4.2 Thanh toán bù trừ

– Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ có trách nhiệm thông báo cho thành viên kinh doanh số dư tài khoản hàng ngày của thành viên được bù trừ với giá giao dịch đóng cửa của ngày giao dịch đó

– Việc bù trừ giao dịch phải được thực hiện phù hợp với số lượng hàng hóa và số tiền ghi trong các chứng từ giao dịch.

4.3 Giao nhận hàng hóa 

Việc giao nhận hàng hóa của mỗi hợp đồng phải được thực hiện trong những ngày giao nhận hàng hóa của tháng sau tháng đáo hạn hợp đồng do sở giao dịch hàng hóa thông báo.

Trên đây giải đáp về trình tự, thủ tục mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 09/11/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *