Điều kiện trở thành thành viên của sở giao dịch hàng hóa

Thương nhân muốn trở thành thành viên của Sở giao dịch hàng hóa thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy những điều kiện đó là gì? Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp luật.

I.Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005
  • Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa

II. Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những quy tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.

III. Thành viên của sở giao dịch hàng hóa gồm những ai?

Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:

+ Thành viên kinh doanh;

+ Thành viên môi giới.

– Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa được thực hiện hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thành viên môi giới chỉ được thực hiện hoạt động môi giới hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

IV. Chấp thuận tư cách thành viên sở giao dịch hàng hóa

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 158/2006/NĐ-CP về chấp thuận tư cách thành viên sở giao dịch hàng hóa cụ thể như sau:

– Thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có quyền đề nghị Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên.

– Căn cứ các điều kiện quy định tại các Điều 19, Điều 20 Nghị định này và theo quy định của Điều lệ hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa xem xét việc chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân.

– Trong trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên, Sở Giao dịch hàng hóa phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối chấp thuận.

– Trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 hoặc Điều 21 Nghị định này, Bộ Công Thương có quyền đình chỉ tư cách thành viên của các thương nhân đó. Sở Giao dịch hàng hóa phải chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh từ việc đình chỉ này.

V. Điều kiện để trở thành thành viên của sở giao dịch hàng hóa

Căn cứ Điều 21 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP và khoản 5 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Vốn điều lệ từ bảy mươi lăm tỷ đồng trở lên;

– Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa

Như vây, nếu thương nhân đáp ứng được các điều kiện trên thì có thể trở thành thành viên của sở giao dịch hàng hóa.

VI. Quyền của Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa 

Căn cứ Điều 22 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa có các quyền sau:

– Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.

– Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.

– Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

VII. Nghĩa vụ của thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa 

Căn cứ Điều 23 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa có các nghĩa vụ sau:

– Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch.

– Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng ủy thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng.

– Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng.

– Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.

– Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình.

– Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng.

– Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình.

– Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 158/2006/NĐ-CP;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Trên đây giải đáp về điều kiện để trở thành thành viên của sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 09/11/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *