Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Quy định chung về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Bổ sung quy định về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong BLHS năm 2015 xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là trong bối cảnh các hành vi mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người diễn ra tràn lan gây tác động tiêu cực tới con người và đời sống xã hội.

Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Cấu thành tội phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là sức khỏe và tính mạng của người khác bởi được xếp vào nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người trong Bộ luật hình sự. Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến sự an toàn đối với chức năng cơ thể sống của con người.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không phải là chủ thể đặc biệt. Tức là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Như vậy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi của người phạm tội là mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hoặc vừa chiếm đoạt vừa mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người. Hành vi khách quan thể hiện dưới 2 dạng sau:

Hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người: không trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân mà hoàn toàn dựa vào mục đích lợi nhuận và đối tượng của hành vi mua bán đó là mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người: có thể trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt hoặc chiếm đoạt từ người khác và không phải mọi trường hợp chiếm đoạt đều vì mục đích lợi nhuận.

– Về hậu quả: Tội phạm này là tội phạm có cấu thành hình thức, người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong hành vi trên là đã cấu thành tội phạm mà không cần biết đã mua bán được chưa hay đã chiếm đoạt được mô hoặc bộ phận cơ thể người chưa.

– Trong trường hợp nạn nhân đồng ý với việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Trường hợp hành vi của người chiếm đoạt, mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người khác nhưng không biết đó là hàng giả thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì ý thức của người phạm tội là nhằm mục đích mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Việc họ mua phải hàng giả là nằm ngoài ý thức chủ quan của họ. 

– Cần phân biệt rõ mục đích của hành vi tác động vào cơ thể nạn nhân là để chiếm đoạt bộ phận cơ thể hay tác động vào nạn nhân để cố ý gây thương tích hoặc giết người bởi đây là căn cứ quan trọng để xác định tội danh.

– Trong thực tế, các thẩm mỹ viện hút mô mỡ, cắt mô biểu bì (da bụng) để làm săn chắc vòng bụng; cấy mỡ tự thân để làm đầy cằm, độn mông, giảm hóp má…đây là hành vi sử dụng mô của cơ thể người khác nhưng không phải là hành vi bất hợp pháp. Trường hợp sử dụng mô máu, mô huyết tương trong việc hiến máu nhân đạo, cho máu, bán máu cũng không xem là hành vi phạm tội. 

Mặt chủ quan của tội phạm

– Người phạm tội tiến hành mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người một cách cố ý. Người phạm tội thấy trước được hành động của mình sẽ là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội, biết hậu quả xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Người phạm tội có thể thực hiện hành vi với nhiều động cơ, mục đích khác nhau nhưng đây không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với tội phạm này.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *