Tảo hôn và gia đình không tố giác

Hỏi đáp:

Tôi đang công tác tại một vùng cao, thấy có đối tượng Hoàng Văn A (sn1994),  A có hành vi yêu đương và quan hệ với cháu Lò Thị Tr (sn 2007) và hậu quả là khiến cháu Tr mang thai rồi sinh con vào 8/6/2022 khi cháu Tr chỉ mới 15 tuổi. Hai bên gia đình không có ý định tố giác hành vi này thậm chí còn ủng hộ để các cháu tiến hành dạm ngõ và ăn hỏi. Vậy hành vi tảo hôn trên có phải là vi phạm pháp luật, gia đình có mắc phải tội không tố giác tội phạm hay không? Câu hỏi của khách hàng tại Hà Nội gửi đến công ty Luật Winlegal và chúng tôi xin được phản hồi như sau:

Trả lời:

Tại thời điểm đối tượng Hoàng Văn A thực hiện hành vi phạm tội, nạn nhân Nguyễn Thị Tr chưa đủ 16 tuổi, nếu việc giao cấu là tự nguyện, hành vi của A có thể cấu thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật hình sự). Ngoài ra, hậu quả làm nạn nhân Tr có thai là dấu hiệu định khung tăng nặng cho hành vi phạm tội của đối tượng A.

Tuy nhiên, hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên không thuộc các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

1. Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

  1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
  2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
  3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Do đó, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh, khởi tố vụ án hình sự hoặc kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

Tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

2. Điều 19. Không tố giác tội phạm

  1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
  2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Như vậy, hành vi không tố giác tội phạm của những người là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, người nhà của đối tượng A không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với hành vi không tố giác tội phạm của những người là ông, bà, cha, mẹ, cháu, anh, chị, em ruột của nạn nhân Tr và những người biết rõ tội phạm tại thời điểm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm. Ngoài ra, hành vi của những người thuộc gia đình nạn nhân Oanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình.

3. Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Trên đây là một số thông tin tư vấn Luật Winlegal gửi đến quý khách hàng, mọi vướng mắc về pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách!

CHUYÊN VIÊN : HUYỀN VŨ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *