Những lưu ý về hợp đồng đại lý thương mại

Hợp đồng đại lý thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Nếu không may có tranh chấp thì đây cũng là cơ sở để các bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Do đó khi ký hợp đồng đại lý thương mại cần phải lưu ý một số vấn đề để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ làm rõ những lưu ý về hợp đồng đại lý thương mại theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

2. Khái niệm

2.1 Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (điều 166 luật thương mại 2005).

Theo Điều 167 luật thương mại có bên trong quan hệ đại lý gồm: 

– Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

– Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ

2.2 Hợp đồng đại lý thương mại

Hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng dịch vụ, được quy định cụ thể trong Luật Thương mại năm 2005. Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, một bên (bên đại lý) được sự ủy quyền của bên kia (bên giao đại lý) cam kết nhân danh bên giao đại lý thực hiện một hoặc nhiều giao dịch theo sự ủy quyền và vì lợi ích của bên kia để được nhận một khoản tiền thù lao do các bên thỏa thuận.

3. Những lưu ý về hợp đồng đại lý

3.1 Về chủ thể

– Chủ thể ký kết trong hợp đồng đại lý thương mại phải đều là thương nhân. Căn cứ theo Điều 167 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

+ Bên đại lý là thương nhân nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua, nhận hàng hoá để làm đại lý bán hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

+ Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán, giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

-Trong đó: Thương nhân được hiểu là các tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Chủ thể hợp đồng đại lý thương mại phải có đăng ký kinh doanh đúng ngành kinh doanh của mình và việc thành lập phải hợp pháp (khoản 1 điều 6 luật thương mại 2005)

– Để giao kết hợp đồng đại lý thương mại, chủ thể ký kết phải bảo đảm các điều kiện của chủ thể giao kết hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015.

+ Bên đại lý phải đăng ký kinh doanh ngành nghề đại lý, vừa phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với loại hàng hóa, dịch vụ mà mình làm đại lý. Chủ thể phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

+ Chủ thể hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật của công ty (được ghi trong điều lệ) hoặc là người được người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền để ký kết hợp đồng này.

3.2 Về nội dung ký kết

Nội dung ký kết là toàn bộ các điều khoản trong hợp đồng đại lý thương mại, bao gồm;

– Quyền và nghĩa vụ liên quan giữa bên bên đại lý và bên giao đại lý mà đã được các bên thỏa thuận 

– Thông tin các bên giao kết hợp đồng

– Hình thức đại lý

– Hàng hóa, dịch vụ đại lý

– Giá cả, phương thức thanh toán ( có thể thỏa thuận mức thù lao)

– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng đại lý

– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

– Biện pháp đảm bảo hợp đồng

– Chế độ bảo hành với hàng hóa, mức bồi thường thiệt hại

– Hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp thị

– Chế độ thưởng phạt vật chất, bồi thường thiệt hại

– Nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động đại lý

3.3 Về hình thức giao kết

Căn cứ Điều 168 Luật Thương mại năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng đại lý, theo đó hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức tương đương với văn bản có thể là điện báo, fax, thông điệp dữ liệu… Hình thức giao kết bằng văn bản giúp thỏa thuận giữa hai bên rõ ràng và là chứng cứ trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

3.4 Về đối tượng giao kết

Đối tượng giao kết là công việc mua bán hàng hóa hoặc việc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đại lý.

Trên đây là những giải đáp về những điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *