NÊN THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HAY ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH?

Hiện nay, nền kinh tế của đất nước Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ đưa ra sự lựa chọn loại hình đơn vị phụ thuộc phù hợp với xu hướng phát triển của mình.

Công ty Luật TNHH Winlegal sẽ phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh để giúp Qúy khách hàng nhận ra sự khác biệt giữa 3 loại hình đơn vị phụ thuộc này, từ đó có câu trả lời cho câu hỏi: “Nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh?” 

I. KHÁI NIỆM CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Luật Doanh nghiệp 2020 ghi nhận khái niệm về 3 loại hình phụ thuộc này tại Điều 44. Cụ thể như sau:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

II. PHÂN BIỆT CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

  1. Cơ sở pháp lý
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Tiêu chí Chi nhánh Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh
1. Phạm vi thành lập

– Có thể đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

– Có thể được thành lập trong nước và nước ngoài

(khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp)

– Có thể đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh, thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

– Có thể được thành lập trong nước và nước ngoài

(khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp)

– Có thể lập tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh

(điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

2. Mục đích thành lập Doanh nghiệp có nhu cầu mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính Doanh nghiệp muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính Doanh nghiệp có nhu cầu muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh, thành phố nơi trụ sở chính
3. Chức năng hoạt động  – Kinh doanh

– Đại diện theo ủy quyền

– Không có chức năng kinh doanh

– Đại diện theo ủy quyền

– Kinh doanh

– Không có chức năng đại diện theo ủy quyền

4. Ngành, nghề kinh doanh  Được đăng ký tất cả các ngành, nghề mà trụ sở chính của doanh nghiệp đã đăng ký Chỉ được đại diện theo ủy quyền Được đăng ký một số ngành, nghề mà trụ sở chính đã đăng ký.
5. Tên  Phải mang tên doanh nghiệp. Có cụm từ “chi nhánh”

=> “Chi nhánh” và tên đầy đủ của doanh nghiệp

(khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp)

Phải mang tên doanh nghiệp. Có cụm từ “văn phòng đại diện”

=> “Văn phòng đại diện” & tên doanh nghiệp

(khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp)

Phải mang tên doanh nghiệp. Có cụm từ “địa điểm kinh doanh”

=> “Địa điểm kinh doanh” & tên doanh nghiệp

(khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp)

6. Con dấu – Có con dấu riêng (phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp)

(khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp)

– Có con dấu riêng

(khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp)

– Không có dấu riêng
7. Ký kết hợp đồng kinh doanh Được ký kết hợp đồng (nếu được doanh nghiệp ủy quyền) Không được ký kết hợp đồng Không được ký kết hợp đồng
8. Thủ tục thành lập và chấm dứt hoạt động – Thủ tục thành lập phức tạp nhất

– Thủ tục chấm dứt hoạt động phức tạp và phải thực hiện quyết toán thuế

– Thủ tục thành lập đơn giản

– Thủ tục chấm dứt hoạt động đơn giản và phải thực hiện nghĩa vụ thuế

– Thủ tục thành lập đơn giản nhất.

– Thủ tục chấm dứt hoạt động đơn giản và không thực hiện quyết toán thuế

9. Xuất hóa đơn Có thể phát hành và xuất hóa đơn Không được phát hành và xuất hóa đơn Không được phát hành và xuất hóa đơn
10. Nghĩa vụ thuế – Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động 

(khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

– Phương pháp hạch toán thuế: phụ thuộc và độc lập

– Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động 

(khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

– Phương pháp hạch toán thuế: phụ thuộc

– Không có mã số thuế riêng

(khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

– Phương pháp hạch toán thuế: hoàn toàn phụ thuộc

III. LỰA CHỌN THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HAY ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH?

Doanh nghiệp lựa chọn thành lập loại hình đơn vị phụ thuộc nào dựa vào mục đích kinh doanh và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

  • Thành lập chi nhánh: Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh của mình tại các tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính nhằm mục đích sinh lợi và có cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động giao dịch với đối tác và chăm sóc khách hàng.
  • Thành lập văn phòng đại diện: Doanh nghiệp chỉ thực hiện chức năng đại diện mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh của mình tại các tỉnh, thành phố nơi không đặt trụ sở chính của công ty. Đặc biệt, đối với các ngành, nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn….. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn thuận tiện hơn trong các hoạt động giao dịch với đối tác tại những địa điểm khác nhau, tiện lợi trong hoạt động trao đổi hồ sơ, trưng bày sản phẩm và tránh nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp.
  • Thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp muốn lựa chọn hình thức đơn giản, muốn mở một cơ sở có chức năng kinh doanh, không có chức năng đại diện thì nên lựa chọn loại hình đơn vị phụ thuộc này.

Trên đây là những thông tin chi tiết mà Luật Winlegal vừa chia sẻ với Qúy khách hàng về việc lựa chọn loại hình đơn vị phụ thuộc phù hợp cho hoạt động thành lập doanh nghiệp. Qúy khách hàng có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *