Hoạt động quản lý, giám sát thành viên của sở giao dịch hàng hóa

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hoạt động quản lý, giám sát thành viên của sở giao dịch hàng hóa.

I. Cơ sở pháp lý

II. Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những qui tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.

III. Hành lang pháp lý, nghị định

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động dựa trên:

– Nghị định 158/2006/NĐ-CP về việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

– Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP: cho phép liên thông với Sở giao dịch quốc tế và cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch

– Legal Entity Identifier (LEI) Áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu

IV. Phân loại Sở Giao dịch hàng hóa

Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh chính tại Sở Giao dịch hàng hóa

+ Sở Giao dịch ngũ cốc

+ Sở Giao dịch gia súc

+ Sở Giao dịch cà phê, đường, ca cao

+ Sở Giao dịch bông vải

+ Sở Giao dịch năng lượng, kim loại

– Căn cứ vào hình thức sở hữu Sở Giao dịch hàng hóa

+ Sở Giao dịch hàng hóa sở hữu nhà nước

+ Sở Giao dịch hàng hóa sở hữu tư nhân

– Căn cứ vào cách thức giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa

+ Sở Giao dịch hàng hóa hữu hình

+ Sở Giao dịch hàng hóa điện tử

V. Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch hàng hóa

Để phục vụ cho việc mua bán hàng hóa, các Sở Giao dịch hàng hóa trên thế giới đều có các bộ phận chính sau đây

– Ban giám đốc

– Sàn giao dịch

– Phòng thanh toán

– Trung tâm thông tin

– Phòng môi giới

– Ban niêm yết giá

VI. Phương thức quản lý, giám sát hoạt động thành viên của sở giao dịch hàng hóa

Hiện nay, sở giao dịch hàng hóa đang triển khai hai hình thức quản lý, giám sát đối với các thành viên thị trường như sau:

– Quản lý, giám sát định kỳ: Hoạt động này sẽ được tiến hành thông qua hoạt động báo cáo, công bố thông tin định kỳ của các đối tượng giám sát.

– Quản lý, giám sát bất thường: Sở giao dịch hàng hóa thực hiện quản lý giám sát hoạt động của thành viên thông qua các báo cáo, công bố thông tin bất thường của thành viên.

Sở giao dịch hàng hóa thành lập Đoàn kiểm tra (định kỳ hoặc bất thường) để kiểm tra hoạt động của thành viên, giám sát trực tiếp tại Trụ sở/Chi nhánh/Văn phòng đại diện của thành viên. Trong trường hợp phát hiện thành viên có dấu hiệu vi phạm, sở giao dịch sẽ có hình thức xử lý kịp thời theo Quy chế, Quy định xử lý vi phạm thành viên đã ban hành.

VII. Biện pháp xử lý khi thành viên được cấp chứng nhận nhưng không triển khai giao dịch

Theo quy định của sở giao dịch, trong vòng 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày được cấp Chứng nhận tư cách thành viên, thành viên (bao gồm cả thành viên kinh doanh lẫn thành viên môi giới) phải triển khai hoạt động giao dịch qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch hàng hóa. Nếu thành viên không đáp ứng được điều kiện này, sở giao dịch hàng hóa sẽ ban hành Quyết định chấm dứt tư cách thành viên và công bố thông tin toàn thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kể từ đó, thành viên không còn quyền hoạt động giao dịch và môi giới hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

Trên đây là giải đáp về hoạt động quản lý, giám sát của sở giao dịch hàng hóa. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 12/11/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *