Sai phạm trong sử dụng hóa đơn chứng từ

I. Những hành vi nào là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:

  1. Hóa đơn, chứng từ giả.
  2. Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
  3. Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế.
  4. Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
  5. Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  6. Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

II. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là bao nhiêu?

  1. Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, khi cá nhân thực hiện một trong các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nêu tại Mục 1 sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  2. Tuy nhiên, mức phạt tiền nêu tại mục a) không áp dụng đối với hai trường hợp sau đây:

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

– Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

Ngoài ra, khi thực hiện các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

  1. Thế nào là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ?

– Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng:

– Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định.

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ).

– Sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

– Sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra.

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Mọi vướng mắc cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *