Để việc giao dịch hàng hóa thuận lợi và đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của các bên, các sở giao dịch hàng hóa đã nghiêm cấm một số giao dịch. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ về các giao dịch bị cấm khi tham gia thị trường hàng hóa.
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý
– Luật thương mại 2005
– Quy chế của sở giao dịch hàng hóa
II. Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những qui tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.
II. Những giao dịch bị cấm
1. Giao dịch Wash Trade
– Giao dịch Wash Trade là một hình thức giao dịch ảo, trong đó một giao dịch hoặc một chuỗi giao dịch mua và bán đã được thực hiện, nhưng giao dịch đã được thực hiện không có chủ đích tạo ra một vị thế thực hoặc không có ý định thực hiện các giao dịch chịu rủi ro thị trường hoặc cạnh tranh về giá.
– Các bên khởi tạo, thực hiện hoặc sắp xếp các giao dịch mà họ biết hoặc có thể biết sẽ tạo ra wash trade, họ sẽ vi phạm Quy định 534. Điều này cũng bao gồm việc thực hiện giao dịch chuyển vị thế hoặc sửa lỗi. Việc chuyển vị thế phải được thực hiện thông qua yêu cầu chuyển vị thế khi được cho phép theo Quy định 853.
– Hai yếu tố chính tạo ra giao dịch Wash trade:
+ Kết quả: Giao dịch là Wash trade khi giao dịch mua và bán cùng một công cụ với cùng một mức giá, hoặc trong một số trường hợp là giao dịch mua và bán cùng một công cụ với một mức giá tương tự cho các tài khoản có cùng quyền sở hữu.
+ Ý định: Các bên dự định thực hiện Wash trade. Ý định có thể được suy ra từ bằng chứng về sự dàn xếp trước hoặc từ bằng chứng cho thấy các lệnh hoặc các giao dịch được khởi tạo, nhập hoặc thực hiện theo cách mà các bên biết, hoặc khả năng biết, sẽ tạo ra Wash trade.
2. Giao dịch Spoofing
Giao dịch Spoofing là việc nhập lệnh hoặc gây ra việc nhập lệnh với ý định hủy lệnh trước khi thực hiện hoặc sửa đổi lệnh để tránh lệnh bị thực hiện, được quy định theo Quy định 575.
Ví dụ: một người tham gia thị trường nhập một hoặc nhiều lệnh để tạo ra khoản lãi bán hoặc mua trong một hợp đồng cụ thể. Bằng cách nhập các lệnh, thường với khối lượng đáng kể so với tổng khối lượng lệnh chờ, người tham gia thị trường gây sự sai lệch và giả tạo về sức mua và sức bán.
Người tham gia thị trường đặt những lệnh lớn tại, hoặc gần giá mua vào và bán ra tốt nhất đang chiếm ưu thế trên thị trường tại thời điểm đó. Họ được hưởng lợi từ phản ứng của thị trường bằng cách nhận khớp lệnh với lệnh nằm sẵn ở phía đối lập của sổ với các lệnh lớn hơn, hoặc thực hiện khớp lệnh bằng cách nhập một lệnh đối nghịch sau phản ứng của thị trường.
Một khi các lệnh nhỏ hơn được lấp đầy, người tham gia thị trường hủy các lệnh lớn đã được thiết kế để gây ra sự giả tạo của hoạt động thị trường. Việc đặt một lệnh thuần túy ở một bên của thị trường đồng thời nhập các lệnh ở phía bên kia của thị trường mà không có ý định giao dịch những lệnh đó được coi là vi phạm Quy định 575.
3. Giao dịch Flipping
Giao dịch Flipping là việc nhập lệnh hoặc giao dịch với mục đích gây ra sự thay đổi của thị trường và tạo ra sự biến động hoặc không ổn định.
Một giao dịch Flipping thường có hai đặc điểm chính: Đó là lệnh công kích và lệnh đối lập bị hủy ngay trước khi một lệnh được nhập. Ví dụ, một giao dịch viên chuyển từ chào bán sang đặt mua ở cùng một mức giá.
Giao dịch Flipping có thể làm gián đoạn thị trường. Ví dụ hành động lặp đi lặp lại của một người tham gia thị trường, người đó nhập các lệnh Flipping, mỗi lệnh đủ lớn để xoay chuyển thị trường, hành động đó có thể gây xáo trộn cho việc tiến hành giao dịch một cách có trật tự hoặc việc thực hiện các giao dịch một cách công bằng.
Các Sở giao dịch hàng hóa luôn có đội ngũ túc trực 24/7, theo dõi, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch. Đối với các giao dịch có dấu hiệu vi phạm như các giao dịch nêu trên, các Sở sẽ tiến hành điều tra, xử phạt theo quy định đối với từng loại giao dịch, đảm bảo sự minh bạch của thị trường hàng hóa toàn cầu.
Trên đây giải đáp về các giao dịch bị nghiêm cấm khi tham gia vào thị trường hàng hóa. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My
Ngày xuất bản: 12/11/2023