Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn nước ngoài được thành lập như thế nào?

Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn nước ngoài được thành lập như thế nào

Thành lập doanh nghiệp sản xuất may mặc có vốn đầu tư nước ngoài gồm những trình tự nào? Hồ sơ thực hiện ra sao? Những điều cần tránh khi chuẩn bị thành lập?

1. Trình tự thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn nước ngoài

1.1 Đối tác nước ngoài mua cổ phần, vốn góp vào công ty kinh doanh sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam

Đây là cách thức đơn giản để một chủ đầu tư của nước ngoài có thể kinh doanh sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện theo 2 bước sau:

1.2 Thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bước 1: Chủ đầu tư của nước ngoài thực hiện xin giấy phép đầu tư. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm:

  • Giấy đề nghị được cấp phép đầu tư cho doanh nhân ngoại quốc
  • Tài liệu chứng minh khả năng, điều kiện tài chính của chủ đầu tư như xác minh tài khoản ngân hàng, tài sản hay báo cáo tài chính.
  • Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của doanh nhân ngoại quốc. Nếu là tổ chức thì kèm theo giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân tương đương.
  • Đề xuất về dự án đầu tư kinh doanh.

Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài. Hồ sơ gồm:

  • Điều lệ của công ty có vốn quốc ngoại kinh doanh hàng may mặc.
  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký thành lập, mở doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Danh sách thành viên và cổ đông của công ty.
  • CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hay giấy phép đăng ký doanh nghiệp của những người liên quan.
  • Giấy đăng ký đầu tư.

2. Chọn địa chỉ kinh doanh doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư từ nước ngoài

– Địa chỉ doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài phải chính xác, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không đặt địa chỉ ở nơi cấm làm địa chỉ kinh doanh như chung cư, nhà tập thể.

– Có thể đặt địa chỉ công ty ở nhà riêng hoặc thuê địa chỉ đặt công ty. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau.

3. Đặt tên doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư của nước ngoài:

– Doanh nghiệp cần đặt tên cho công ty sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài của mình. Bởi tên sẽ thể hiện thương hiệu riêng và giúp phân biệt với những doanh nghiệp khác. Tên công ty phải có đủ cấu trúc gồm loại hình công ty và tên riêng.

Ví dụ:

  • Công ty cổ phần may mặc Hạ Long
  • Công ty TNHH dệt may Hải Lý
  • Công ty cổ phần may mặc Fashion
  • Công ty cổ phần dệt may Nam Việt

– Tên doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may không trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không dùng từ ngữ thiếu văn hóa.  Thông thường bạn cần tiến hành tra cứu tên công ty trước khi sử dụng để tránh trùng lặp cũng như vi phạm quy định đặt tên.

Ví dụ:

  • Nếu đã có công ty có tên là công ty cổ phần may mặc Nam Thăng Long rồi thì bạn không thể sử dụng cái tên này nữa. Vì dù là loại hình công ty khác nhau, tên này vẫn bị đánh giá là trùng lặp.
  • Ngoài ra, bạn cũng không thể sử dụng tên Công ty cổ phần may mặc Nam Thăng Long 1 hay  Nam Thăng Long F vì nó là tên vi phạm quy định tên gây nhầm lẫn.

– Tên công ty không sử dụng tên của cơ quan chức năng, lực lượng vũ trang nhân dân hay cơ quan quản lý nhà nước.

Ví dụ: KHÔNG THỂ đặt tên công ty là Công ty cổ phần Hải quân Việt Nam.

4. Những thủ tục phải hoàn tất sau khi thành lập công ty may mặc thành công

4.1 Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép mở doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Trường hợp không thực hiện đúng quy định,doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu VNĐ.

4.2 Góp vốn vào doanh nghiệp dệt may

  • Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài cần tiến hành góp vốn theo quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Số vốn góp vào công ty sẽ là số vốn được cam kết ban đầu giữa các thành viên, cổ đông công ty.
  • Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, vàng, tài sản sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ…

Xem thêm: Thông tin về thành lập công ty con ở nước ngoài

4.3 Kê khai và đóng thuế

  • Doanh nghiệp kinh doanh doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Đặc biệt, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài.
  • Theo quy định mới nhất thì những công ty thành lập sau 25/2/2020 sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên.

4.4 Khắc con dấu và công bố mẫu dấu

  • Doanh nghiệp thực hiện khắc mẫu dấu và công bố mẫu dấu công khai sau khi doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động.
  • Mẫu dấu phải chứa đầy đủ thông tin như tên, mã số thuế, địa chỉ liên hệ của công ty.

4.5 Đăng ký tài khoản ngân hàng và chữ ký số

  • Doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty mình tại ngân hàng giao dịch. Chủ công ty mang CMND, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản. Sau đó, báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế online, việc mua chữ ký số là rất cần thiết, bởi hiện nay rất ít cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế trực tiếp theo kiểu truyền thống.

4.6 Phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty

  • Doanh nghiệp kinh doanh may mặc tiến hành treo bảng hiệu công ty trước công ty. Bảng hiệu cần chứa tên, mã số thuế, địa chỉ công ty. Vì cơ quan thuế có thể sẽ xuống kiểm tra nên việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện.
  • Công ty cần thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng theo đúng quy định hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

4.7 Thuê dịch vụ kế toán

  • Doanh nghiệp sản xuất dệt may có vốn đầu tư nước ngoài có vốn quốc ngoại sẽ cần thuê một kế toán viên sau khi thành lập công ty để có thể tính toán sổ sách và kê khai thuế.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  admin@winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *