Đầu tư ra nước ngoài có những hình thức nào?

Ngày nay với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư không chỉ tiến hành các hoạt động đầu tư trong nước mà còn tiến hành các hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường hợp tác, kinh doanh. Do đó, trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn một số quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài để việc đầu tư được diễn ra thuận lợi và hợp pháp.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật đầu tư 2020

II. Đầu tư ra nước ngoài là gì?

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được hiểu là nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thành lập hoặc tham gia góp vốn vào tổ chức kinh tế ở nước ngoài, trực tiếp điều hành, quản trị tổ chức kinh tế ở nước ngoài, sử dụng tiền, máy móc, thiết bị để thực hiện góp vốn.

II. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài để khai thác mở rộng thị trường. Tuy nhiên các nhà đầu tư phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của Luật đầu tư, quy định khác của pháp luật liên quan, pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

IV. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

– Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

V. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Theo Điều 55 Luật Đầu tư 2020 quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:

– Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

– Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.

– Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Đầu tư 2020 để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

VI. Ngành nghề đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư có thể đầu tư những ngành, nghề nào ra nước ngoài mà nhà đầu tư muốn. Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý những ngành nghề sau:

– Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

+ Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan.

+ Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

+ Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

– Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

+ Ngân hàng;

+ Bảo hiểm;

+ Chứng khoán;

+ Báo chí, phát thanh, truyền hình;

+ Kinh doanh bất động sản.

Như vậy, nhà đầu tư sẽ không được pháp đầu tư ra nước ngoài những ngành nghề pháp luật cấm và phải đáp ứng các điều kiện luật định nếu muốn đầu tư những ngành nghề có điều kiện.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đầu tư tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 23/02/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *