Đất trồng lúa có được chia thừa kế không?

Đất trồng lúa có được thừa kế không?

Đất trồng lúa là tài sản quan trọng trong nền nông nghiệp và nông dân thường quan tâm đến việc chia thừa kế đất này. Theo Luật Đất đai, đất trồng lúa thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp, có quy định cụ thể về việc chia thừa kế. Tuy nhiên, quyết định chia thừa kế đất trồng lúa cần phải tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo bền vững và công bằng trong việc phân chia tài sản cho các thế hệ sau.

1. Đất trồng lúa có được chia thừa kế không?

Theo Điều 191 Luật đất đai, quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhàn, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Tổ chức kinh tế khống được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử đụng đất trồng lúa.

– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó

Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ chỉ thuộc đối tượng không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Do vậy, người thừa kế không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận thừa kế quyền sử dụng các loại đất nông nghiệp khác.

Đất trồng lúa có được chia thừa kế không?
Đất trồng lúa có được chia thừa kế không?

2. Điều kiện nhận thừa kế đất trồng lúa

Trên thực tế, có 2 loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là chia thừa kế theo mong muốn của người để lại di sản. Thừa kế theo pháp luật là do Tòa chia theo hàng thừa kế. Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, điều kiện để được thừa kế đất trồng lúa gồm:

– Đất trồng lúa đã được cấp sổ đỏ trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013

– Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

– Đất trồng lúa không thuộc trường hợp có tranh chấp

– Vẫn còn thời hạn sử dụng đất

– Ngoài ra, diện tích đất trồng lúa là di sản thừa kế phải đảm bảo không thuộc trường hợp có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền

Khi đảm bảo thỏa mãn các điều kiện trên, người để lại di sản có quyền thực hiện lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho các con hoặc để lại di sản thừa kế theo pháp luật. Tóm lại, điều kiện thừa kế đất trồng lúa bao gồm đất đã được cấp sổ đỏ, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất…

3. Người không được thừa kế đất trồng

Theo Luật Đất đai của Việt Nam, những người không được thừa kế đất trồng lúa bao gồm:

– Người không có quan hệ huyết thống với người sở hữu đất trồng lúa.

– Người đã được phân chia đất được quyền sử dụng đất khác.

– Người đã từng sở hữu đất trồng lúa nhưng đã chuyển nhượng cho người khác.

– Người không có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

————————————-

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thảo Hương

Ngày xuất bản: 05/07/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *