Là một ngành không còn quá xa lạ với chúng ta và chúng đã xuất hiện từ rất lâu rồi bởi vì đó là một vật dụng thiết yếu của con người. Và hiện tại vẫn còn rất nhiều nhà start up mới muốn thành lập công ty sản xuất giày dép và họ cần biết rõ hơn về những thủ tục thành lập công ty.
Mục lục
1. Những lưu ý cần biết khi chuẩn bị thành lập công ty sản xuất giày dép
- Phải tìm được địa điểm sản xuất thích hợp đủ điều kiện về sản xuất như đảm bảo về cháy nổ, môi trường.
- Thông thường các nhà đầu tư hay tìm nơi sản xuất là các khu công nghiệp, nơi đã đảm bảo đủ các điều kiện về PCCC cũng như vệ sinh môi trường, cơ sở hạn tầng điện nước.
- Nơi có thể thu hút được nguồn lao động dồi dào.
- Khu công nghiệp hoặc nơi đặt công ty sản xuất giày dép thuận tiện cho vận chuyển giao thương cho việc thực hiện bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước
- Các nhãn hiệu liên quan đến sản xuất giày dép cần được bảo hộ, đăng ký nhãn hiểu trước khi đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và nước ngoài.
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm giày dép
- Cần công bố chất lượng sản phẩm đủ điều kiện để đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường trong nước, trong trường hợp xuất khẩu cần làm công bố chất lượng sản phẩm.
- Đăng ký lưu hành sản phẩm giày dép
- Đăng ký mã số mã vạch: Để quản lý các sản phẩm của công Ty theo hệ thống nội bộ, đưa sản phẩm vào các siêu thị, truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua các ứng dụng như scan & check, là một trong những thủ tục bắt buộc khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
- Là nhà đầu tư nước ngoài thì các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn bán lẻ giày dép.
- Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giầy dép, Công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên thì không cần xin đánh giá tác động môi trường, nếu sản xuất hơn 1.000.000 đôi/năm thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
- Nếu nhà đầu tư trong và ngoài nước nếu thuê đất của nhà nước để làm cơ sở sản xuất kinh doanh thì nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương của Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh.
- Lưu ý các loại thuế phải nộp: Thuê môn bài hàng năm theo vốn điều lệ: Lớn hơn 10 tỷ thì thuê môn bài là 3tr/năm, nhỏ hơn 10 tỷ thì thuế môn bài là 2 tr, Chi nhánh và địa điểm kinh doanh thuế môn bài là 1 tr/ năm. Theo nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp được thành lập 01/01/2021 được miễn thuế môn bài trong vòng 1 năm đầu, thuế sử dụng đất, thuê bảo môi trường, thuê xuất nhập khẩu giày dép.
2. Hồ sơ chuẩn bị cho công ty sản xuất giày dép
- Chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu của thành viên hoặc cổ đông góp vốn.
- Thông tin cần thiết cho việc soạn hồ sơ như tên, địa chỉ công ty; ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/ cổ đông.
- Danh sách thành viên/ cổ đông, trường hợp thành lập công ty là công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Các giấy tờ khác có liên quan.
3. Quy trình thực hiện thành lập công ty sản xuất giày dép
Bước 1: Chuẩn bị tên và địa chỉ sẽ đặt công ty
- Tên công ty:
– Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty.
– Tên của công ty giày phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.
– Tên công ty giày có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ công ty
– Công ty giày cần có địa chỉ hoạt động kinh doanh thì mới được phép đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty có thể đặt ở nhà riêng có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, bạn có thể tận dụng nhà của người thân, bạn bè.
– Tuy nhiên, không được đặt công ty ở khu chung cư hay tập thể phục vụ mục đích để ở. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam và cấm sử dụng địa chỉ giả.
Bước 2: Xác định loại hình doanh nghiệp sẽ đăng ký và chọn người đại diện pháp luật của công ty giày
- Loại hình:
– Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với công ty giày của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn.
– Một số loại hình công ty phổ biển hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
- Người đại diện:
– Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm.
– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
– Người đại diện của công ty giày có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.
Bước 3: Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực sẽ kinh doanh
– Để kinh doanh lĩnh vực giúp việc thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề liên quan, như vậy mới thực hiện được mục đích kinh doanh của mình.
– Trường hơp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện về vốn, về chứng chỉ hành nghề, về giấy phép… mới được đi vào kinh doanh.
– Trường hợp công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép.
Bước 4: Chuẩn bị vốn và xác định tỉ lệ vốn điều lệ sẽ kê khai
– Khi thành lập công ty ở giày, doanh nghiệp cần lưu ý là phải chuẩn bị đủ vốn tối thiểu. Vốn tối thiểu này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính hay vốn góp của từng doanh nghiệp, hơn nữa, một số trường hợp còn phụ thuộc vào quy định về vốn của từng ngành nghề.(Xem thêm: Thành lập công ty may mặc )
– Bên cạnh vốn tối thiểu, doanh nghiệp sẽ cần kê khai vốn điều lệ phù hợp theo khả năng hoặc quy định mỗi ngành nghề sẽ kinh doanh:
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không có yêu cầu về vốn thì có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy ý, tức là tùy vào khả năng tài chính hay mong muốn doanh nghiệp.
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, mà cụ thể là vốn pháp định thì sẽ cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn với mức vốn pháp định được quy định.
Bước 5: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty giày
Để thành lập công ty giày thì doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm những thủ tục sau:
– Danh sách cổ đông hay thành viên công ty. (Xem thêm: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ làm đẹp )
– Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…
– Điều lệ công ty
– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
Bước 6: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên Sở KH & ĐT
– Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty.
– Sau đó, chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty giày.(Xem thêm: Thành lập công ty bán hàng online )
– Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay không hợp lệ, Sở KH & ĐT sẽ trả lời lý do bằng văn bản.
Bước 7: Thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đúng thời gian
– Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty. Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp giày sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn