Thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

Thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

Da giày là một vật là một vật liệu quan trọng để cấu thành nên đôi giày hoàn chỉnh. Mà một đôi giày đẹp cũng không thể không thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chính vậy, các nhà đầu tư luôn muốn thành lập một công ty sản xuất da giày để đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Hãy cùng tham khảo về quy trình thành lập lên một công ty sẽ như thế nào nhé.

Cơ sở pháp lý thực hiện thành lập công ty sản xuất da giày

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Luật môi trường 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Điều kiện thành lập công ty sản xuất da giày

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty giày

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

  1. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

Thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

Thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh của công ty giày

Theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty giày cần xác định chính xác mã ngành. Quý khách hàng có thể tham khảo các mã ngành nghề sản xuất được liệt kê dưới đây:

  • Mã ngành 1520: Sản xuất giày, dép
  • Mã ngành 4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép.
  • Mã ngành 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Điều kiện về tên doanh nghiệp

  • Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty.
  • Tên của công ty giày phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.
  • Tên công ty giày có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.

Điều kiện về trụ sở chính của công ty giày

  • Công ty giày cần có địa chỉ hoạt động kinh doanh thì mới được phép đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty có thể đặt ở nhà riêng có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, bạn có thể tận dụng nhà của người thân, bạn bè.
  • Tuy nhiên, không được đặt công ty ở khu chung cư hay tập thể phục vụ mục đích để ở. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam và cấm sử dụng địa chỉ giả.

Điều kiện về Người đại diện theo pháp luật của công ty giày

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
  • Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.

Điều kiện về vốn của công ty giày

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Các thành viên, cổ đông phải góp đủ số vốn này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc một thời hạn ngắn hơn theo quy định của điều lệ.

Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập công ty giày.

Trình tự thực hiện thành lập công ty sản xuất da giày

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

  • Loại hình doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

  • Tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

  • Địa chỉ trụ sở:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

  • Vốn điều lệ:

Đối với Công ty hoạt động Sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa. Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó.

  • Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể chuyên về Sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép hoặc kinh doanh thêm những ngành nghề phụ bên cạnh các ngành nghề về Sản xuất kinh doanh sản phẩm da, giày dép

  • Lưu ý: Doanh nghiệp tham khảo quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và thêm mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực Sản xuất, kinh doanh sản phẩm da, giày dép mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

+ Mã ngành 1520: Sản xuất giày, dép

+ Mã ngành 1410: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

+ Mã ngành 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

+ Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

+ Mã ngành 4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép

+ Mã ngành 46696: Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép

+ Mã ngành 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

+ Mã ngành 4782: Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ

+ Mã ngành 9523: Sửa chữa giày, dép, hàng da và giả da

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

  1. a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
  2. b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
  3. c) Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
  4. d) Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  1. e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

  • Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
  • Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần (Thông tư 47/2019/TT-BTC)

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *