ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

“Tôi muốn mở một chuỗi cửa hàng trà sữa trên địa bàn toàn quốc, đồng thời muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên tôi thấy có một số trường hợp bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu do bị từ chối. Vậy tôi cần phải lưu ý những gì khi thiết kế logo cho thương hiệu của mình? 

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Điều kiện chung để nhãn hiệu được bảo hộ

Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2020 quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;

  1. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Như vậy, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, có thể bao nhiều một hoặc nhiều yếu tố có khả năng phân biệt hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó.

Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Căn cứ quy định tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2020 những dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

a) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;

Ví dụ: Hình Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ Hoa Kỳ, Quốc kỳ Nga,…

cờ Việt Nam             cờ Hoa kỳ       Cờ Nga

b) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

Ví dụ: Hình biểu tượng của UNICEF, WHO, ASEAN,…

asean       WHO     Unicef

c) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

Ví dụ: Hồ Chí Minh, Obama, Donald Trump,…

d) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

Ví dụ: ISO, Hàng Việt Nam chất lượng cao, VietGAP,…

vietgap       VN CLC

e) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ

Ví dụ: Made in Japan, Made in China (đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam); Sản xuất tại Việt Nam (đối với hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam)

f) Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;

Ví dụ: hình cái vợt cầu lông cho nhãn hiệu về cầu lông, dấu hiệu mô tả đặc tính vốn có của sản phẩm như: không gỉ, siêu cứng, siêu bền cho sản phẩm thép

g) Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.”

Ví dụ: Dấu hiệu chứa hình ảnh là “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng”/ “tác phẩm hội họa” đã được bảo hộ quyền tác giả theo luật bản quyền

Vì sao các dấu hiệu trên không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Trên tinh thần quy định Chính sách của Nhà nước về Sở hữu trí tuệ, các dấu hiệu nêu trên đều mang đặc điểm đặc thù mà việc bảo hộ nhãn hiệu có dấu hiệu đấy sẽ có nguy cơ xâm hại đến lợi ích công cộng, trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng hoặc có hại cho an ninh, quốc phòng. 

Các chế định này sẽ không chỉ ngăn chặn hiệu quả việc đầu cơ nhãn hiệu và lạm dụng quyền SHTT mà còn tránh tình trạng các tổ chức lợi dụng danh tiếng của các đối tượng nêu trên nhằm lừa gạt lòng tin, thu lợi bất chính từ người tiêu dùng. 

Ngoài ra việc loại trừ các dấu hiệu được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu này sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các cá nhân, tổ chức, kích thích tính cạnh tranh, tạo động lực phát triển khẳng định danh tiếng, thương hiệu mang bản sắc riêng của các tổ chức cá nhân

Vậy làm sao để  kiểm tra xem nhãn hiệu mình đăng ký có thuộc các trường hợp không được bảo hộ hay không? Hãy liên hệ với chúng tôi: Công ty Luật Winlegal để được hỗ trợ, tư vấn dịch vụ tra cứu và đăng ký nhãn hiệu

Trên đây là những thông tin về những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Nếu quý khách muốn tìm hiểu rõ hơn về đăng ký nhãn hiệu trà sữa hãy liên hệ theo hotline 0246.29.33.222/0976.718.066 để nhận được sự tư vấn chi tiết về tra cứu và thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

———————————————————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính: Tầng 5, số 623 đường La Thành, P. Thành Công, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Website: https://winlegal.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *