Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, môi trường kỹ thuật số đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả (hay còn gọi là bản quyền) gặp nhiều khó khăn. Vậy bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số như thế nào? Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu nội dung đó trong bài viết dưới đây nhé.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
1. QUYỀN TÁC GIẢ VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC LÀ GÌ?
- Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật SHTT) quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
- Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định: “Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật SHTT là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.
- Quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu đối với các tác phẩm âm nhạc do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đó là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
2. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ LÀ GÌ?
- Bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số là việc nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra trên môi trường kỹ thuật số.
- Trong đó, bao gồm các nội dung về xác lập, công nhận quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc chống lại các hành vi xâm phạm trên môi trường kỹ thuật số.
3. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ
3.1. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HỘ
-Đối tượng bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc là tác phẩm âm nhạc theo điểm d khoản 1 Điều 14 Luật SHTT.
-Một tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả phải đảm bảo như:
- Tính nguyên gốc (do chính sự lao động của tác giả tạo ra);
- Tính sáng tạo (không có yếu tố sao chép từ tác phẩm âm nhạc khác);
- Được thể hiện dưới một hình thức nhất định (dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn).
3.2. CHỦ THỂ QUYỀN TÁC GIẢ VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
-Chủ thể quyền tác giả là tổ chức, có nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
- Điều 12 Luật SHTT quy định: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm”.
- Điều 36 Luật SHTT quy định: “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”.
3.3. NỘI DUNG QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
- Quyền nhân thân của tác giả tác phẩm âm nhạc được quy định tại Điều 19 Luật SHTT bao gồm: Quyền nhân thân không thể chuyển giao (khoản 1,2 và 4) và quyền nhân thân có thể chuyển giao (khoản 3).
- Quyền tài sản gồm các quyền độc quyền do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao (Điều 20).
- Giới hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là những hạn chế về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hay là ngoại lệ của quyền tác giả được quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật SHTT.
3.4. THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc được quy định tại Điều 27 Luật SHTT
- Đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 là vô thời hạn.
- Đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả, thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
Trên đây là thông tin chi tiết về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số, WINLEGAL vừa chia sẻ với các bạn. Bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Minh Trang
Ngày xuất bản: 07/10/2023