ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG

Áp dụng tương tự pháp luật giải quyết vụ việc dân sự (VVDS) khi chưa có điều luật áp dụng là một nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về nguyên tắc này nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

1. ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT LÀ GÌ?

  • Áp dụng tương tự pháp luật dân sự là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự khi trong hệ thống pháp luật dân sự không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. 
  • Như vậy, có thể hiểu, áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, tức là không có khuôn mẫu trực tiếp do nhà nước quy định cho việc giải quyết vụ việc đó.

2. ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG

– Khoản 1 Điều 6 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”

– Khoản 2 Điều 45 BLTTDS 2015 cũng quy định về việc áp dụng tương tự pháp luật như sau: “Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết VVDS trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của BLDS và khoản 1 Điều này…”

– Trong khoa học pháp lý, cũng như trong thực tiễn xét xử thì việc áp dụng tương tự pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, những vụ việc pháp lý cần giải quyết phải là vụ việc có liên quan đến quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Hay nói cách khác, những vụ việc đang cần được giải quyết phải thuộc quan hệ pháp luật dân sự. Chủ thể có thẩm quyền phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc xem có thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự hay không. Nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì đương nhiên các chủ thể có thẩm quyền không cần thụ lý và giải quyết. 
  • Thứ hai, vào thời điểm giải quyết vụ việc các bên không có thỏa thuận, trong hệ thống pháp luật chưa có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó và cũng không có tập quán được áp dụng. 
  • Thứ ba, có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự. Chủ thể có thẩm quyền phải xác định được cụ thể quy phạm pháp luật tương tự đó. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật dân sự không có quy phạm trực tiếp hoặc tập quán điều chỉnh vụ việc đó nhưng có quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy. Đồng thời, phải xác định được một cách cụ thể quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự đó nằm trong điều khoản nào để có thể coi đó là cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết vụ việc của mình.

Trên đây là nội dung về việc áp dụng tương tự pháp luật giải quyết VVDS khi chưa có luật áp dụng, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 26/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *